Khủng hoảng kinh tế hay suy thoái tâm lý?
Cập nhật lúc 10:45, Thứ Ba, 05/05/2009 (GMT+7)
Nếu chúng ta đang chìm giữa một cuộc Đại Suy thoái mới, tại sao chúng ta vẫn dùng đồ đắt tiền? Bài viết More grapes, less warth (*) của cây bút Zachary Karabell trên Newsweek so sánh giữa cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 và khủng hoảng kinh tế hiện nay để chỉ ra tâm lý yếu ớt của chúng ta.
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay gây tâm lý hoang mang lo sợ cho nhiều người . (Ảnh: AP) |
Rõ ràng là thế giới đang lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại Suy thoái.
Chỉ tính riêng vài tuần qua, hàng loạt báo liên tiếp đưa tin về "những con số sản lượng công nghiệp thê thảm nhất kể từ Thế chiến II" với sự suy giảm lớn nhất kể từ giữa thế kỷ trước.
Và mặc dầu trên toàn thế giới, trong khi dữ liệu tiếp tục được thống kê, các quốc gia từ Nhật Bản tới Brazil đều bao trùm bởi một hiện tượng chung của các nền kinh tế bị thu hẹp và việc làm bị cắt giảm. Mặc dầu một số thị trường chứng khoán tại Mỹ và trên toàn cầu đã có vẻ khởi sắc nhưng chúng vẫn trượt dốc gần 50% so với các đỉnh điểm chỉ cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, có lý do để tin rằng Cuộc Đại Suy thoái không giống với những gì xảy ra hôm nay.
Cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 gắn liền với hình ảnh nhiều người, cả đàn ông và phụ nữ, với khuôn mặt héo hon xếp hàng dài chờ cứu tế. Nó sản sinh ra những nền chính trị bạo lực: chủ nghĩa phát xít ở Đức, chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến ở Nhật Bản... Đó là thời kỳ hàng loạt chính phủ bị lật đổ, nền công nghiệp được quốc hữu hóa và giai cấp công nhân nổi dậy trên toàn Mỹ - Latinh.
Những hình ảnh trên thế giới ngày nay không giống thế. Chính tầng lớp giàu có ở phương Tây được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất, song họ lại đang suy ngẫm về tổn thất của mình trong khi nhấm nháp những ly martini giá 17 USD ở New York hoặc Dallas.
Cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 gắn liền với hình ảnh nhiều người, cả đàn ông và phụ nữ, với khuôn mặt héo hon xếp hàng dài chờ cứu tế. Nó sản sinh ra những nền chính trị bạo lực: chủ nghĩa phát xít ở Đức, chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến ở Nhật Bản... Đó là thời kỳ hàng loạt chính phủ bị lật đổ, nền công nghiệp được quốc hữu hóa và giai cấp công nhân nổi dậy trên toàn Mỹ - Latinh.
Những hình ảnh trên thế giới ngày nay không giống thế. Chính tầng lớp giàu có ở phương Tây được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất, song họ lại đang suy ngẫm về tổn thất của mình trong khi nhấm nháp những ly martini giá 17 USD ở New York hoặc Dallas.
Và dù Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) có một số dự án đối phó với bất ổn trong những năm tới, chúng ta vẫn chưa thấy có bằng chứng nào về sự bất ổn đó.
Lấy ví dụ thành phố Buenos Aires, thủ đô của một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu thực phẩm và đồ da, và chắc chắn rất nhạy cảm với sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu. Khu vực Palermo và các tiểu khu "Palermo Soho" và "Palermo Hollywood" đang chứng kiến nhiều câu lạc bộ, quán rượu hay nhà hàng mới khai thương mỗi tuần.
Có thể nói những điều tương tự như thế khi nhắc đến São Paolo, Mumbai, Dubai hay Thượng Hải. Kinh doanh ở những thành phố này giờ đây trở nên yên lặng hơn trước. Nhưng Dubai có khoản tín dụng nhiều tỉ đôla từ tiểu vương Abu Dhabi nhiều dầu lửa còn Mumbai tiếp tục vươn lên mạnh mẽ ngay cả sau loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng cuối tháng 11/2008. Trong khi đó, Trung Quốc đang chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng.
Thứ duy nhất ngờ ngợ giống cuộc Đại Suy thoái là ngôn từ. Đúng vậy, khủng hoảng tài chính dẫn đến tình trạng mất việc làm của hàng chục triệu người trên toàn cầu, và thậm chí những người có thu nhập bảo đảm vẫn đối mặt với lo sợ và bất ổn.
Tín dụng bị thu hẹp ngay cả khi chi tiêu của chính phủ được mở rộng, cho nên thực tế có ít tiền để chi tiêu. Các nước phụ thuộc vào giá dầu vốn đang giảm sẽ phải đương đầu với sự bất ổn trong dân chúng và những cuộc khủng hoảng chính trị tiềm tàng. Các nước như Iceland, khu vực Đông Âu, Thái Lan và Pakistan cũng chao đảo vì bất ổn, một phần do khó khăn kinh tế.
Song chưa có một nơi nào hứng chịu những bất ổn lớn trong dân chúng hoặc sự sụp đổ xã hội quy mô lớn như những năm 1930. Thất nghiệp ở mức 8,5% ở Mỹ, thậm chí lên tới 13% ở một số vùng miền thuộc nước này. Thế nhưng chẳng gì có thể sánh với tỷ lệ thất nghiệp 25% của năm xưa.
Tín dụng bị thu hẹp ngay cả khi chi tiêu của chính phủ được mở rộng, cho nên thực tế có ít tiền để chi tiêu. Các nước phụ thuộc vào giá dầu vốn đang giảm sẽ phải đương đầu với sự bất ổn trong dân chúng và những cuộc khủng hoảng chính trị tiềm tàng. Các nước như Iceland, khu vực Đông Âu, Thái Lan và Pakistan cũng chao đảo vì bất ổn, một phần do khó khăn kinh tế.
Song chưa có một nơi nào hứng chịu những bất ổn lớn trong dân chúng hoặc sự sụp đổ xã hội quy mô lớn như những năm 1930. Thất nghiệp ở mức 8,5% ở Mỹ, thậm chí lên tới 13% ở một số vùng miền thuộc nước này. Thế nhưng chẳng gì có thể sánh với tỷ lệ thất nghiệp 25% của năm xưa.
Hậu quả của tình trạng mất việc làm ngày nay cũng ít nghiêm trọng hơn.
Trong thời kỳ Đại Suy thoái, những người mất việc làm là lao động phổ thông, nông dân và công nhân nông nghiệp, những đối tượng chẳng có gì nhiều để khởi lập cuộc sống mới. Không có an sinh xã hội, không có trợ cấp thất nghiệp, không có hệ thống y tế khẩn cấp cho những kẻ bần cùng. Mất việc làm và mất nhà đồng nghĩa với mất tất cả.
Tất nhiên, nếu cuộc khủng hoảng hiện nay trầm trọng hơn, thế giới sẽ chứng kiến nhiều người đói khổ hơn, nhiều hỗn loạn và bất ổn chính trị hơn. Nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có những thứ như phát xít hiển hiện ở bất cứ nơi nào. Ảnh hưởng ngày càng lớn của hai thập niên vừa qua đã tạo ra một tầng lớp trung lưu bền bỉ kiên cường hơn trong bão táp tài chính, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Mặt khác, một số hoạt động kinh tế không được thống kê đầy đủ để phản ánh đúng những gì đang diễn ra trên toàn thế giới. Giao dịch tiền mặt, lao động nhập cư không giấy phép, tình trạng "kinh doanh chui", thậm chí một số giao dịch dịch vụ cũng "vô hình" trong GDP và các thống kê thương mại. Đó có thể là lý do tại sao các số liệu không phản ánh đúng cuộc sống thường ngày.
Tóm lại, thời kỳ hiện nay có thể sẽ được nhớ đến như một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đi kèm một cuộc suy thoái tâm lý lớn. Có lẽ, những gì thế giới cần, thậm chí hơn cả một ngân hàng chủ, là một nhà trị liệu toàn cầu, một người chăm sóc tinh thần chung, hoặc ít nhất làm chệch hướng trọng tâm của nó khỏi dòng chảy liên tiếp của các thông tin xấu quá mức.
(*) Tên bài viết More grapes, less warth có thể tạm dịch là "Thêm nhiều nho, nhưng ít sự nổi giận hơn". Đây là cách chơi chữ dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Chùm nho nổi giận về thời Đại suy thoái của tác giả đoạt giải Nobel văn học John Steinbeck
-
Thanh Hảo (lược dịch)
,