221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1197776
"Mô hình tăng trưởng kiểu châu Á đã phá sản"
1
Article
null
'Mô hình tăng trưởng kiểu châu Á đã phá sản'
,

Cho tới lúc này, chính phủ các nước châu Á, trong đó có các thành viên ASEAN, kể cả Việt Nam, đã tung ra nhiều kế hoạch vực dậy nền kinh tế để ngăn chặn những hệ quả xấu của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu.

  • Thế giới vật lộn trong cơn suy thoái

    Cảng Sài Gòn đón tàu vào ăn hàng. Việt Nam cũng là một nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế nhiều năm nay. Ảnh Nhật Vy.

 

Tuy nhiên, đang có nhận định rằng, mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu của châu Á đã phá sản và do đó các nước trong khu vực cần hướng về thị trường nội địa để bù đắp nhu cầu cắt giảm từ nước ngoài.

 

Đó là nhận định mà chuyên gia Nouriel Roubini, Giáo sư kinh tế của Đại học New York vừa đưa ra. Giáo sư kinh tế Nouriel Roubini là người đã dự đoán chuẩn xác từ trước đối với khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

 

“Mô hình tăng trưởng lấy xuất khẩu làm động lực của châu Á đã phá sản trong bối cảnh mới”, Giáo sư kinh tế Nouriel Roubini nhận định.

 

Cơ sở của lập luận này là tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt từ tháng 11/2008 đến nay, làm cho mức cầu, mức giao dịch thương mại, mức đầu tư trên thế giới sụt giảm đáng kể.

 

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kim ngạch buôn bán toàn cầu năm nay có thể giảm 2,8%, sau khi tăng 4,1% năm 2008 và 7,2% năm 2007. Tại một cuộc họp ở Geneve (Thụy Sĩ) hồi đầu tháng 2 vừa qua, đại diện 153 nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhất trí cho rằng, có nhiều nguy cơ thế giới rơi vào vòng xoáy của những hành động bảo hộ mậu dịch. WTO nhất trí tăng cường giám sát sự ảnh hưởng của các biện pháp nhằm cản trở hoạt động nhập khẩu hay thúc đẩy xuất khẩu trên toàn cầu.

 

"Nếu các nhà hoạch định chính sách của các nước trong khu vực không nhanh chóng định ra kế hoạch kịp thời để hướng về thị trường nội địa nhằm bù đắp nhu cầu cắt giảm từ nước ngoài thì tăng trưởng sẽ khó quay lại", Giáo sư Roubini nhấn mạnh thêm.

 

Trong bối cảnh đó, các cường quốc xuất khẩu châu Á đang bị chính động lực số 1 của ngày nào làm cho khốn đốn. Theo nhận định của Bộ Thương mại Singapore, nền kinh tế quốc đảo sư tử có nguy cơ thụt lùi với tỷ lệ tăng trưởng âm 2% trong năm 2009. Ðây cũng là sự phản ánh triển vọng không mấy sáng sủa của các nền kinh tế châu Á trong năm 2009, đặc biệt đối với các quốc gia trong thời gian qua đã lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng.

 

Ngay từ tháng 10/2008, Singapore đã trở thành nước châu Á đầu tiên bước vào suy thoái. Tình hình ngày càng nặng nề thêm sau khi các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng, trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Singapore là Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.

 

Tại khu vực Ðông Nam Á, trong tình trạng tương tự, có thể kể đến Thái Lan. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan năm 2009 sẽ gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy giảm và tình hình chính trị bất ổn trong nước. Xuất khẩu tăng chậm lại hoặc không tăng có thể buộc nhiều công ty, nhà máy phải đóng cửa hay sa thải nhân công.

 

TIN LIÊN QUAN
Trong khi đó tại Hàn Quốc, hầu hết hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng tiêu cực, trong đó ôtô, phụ tùng ôtô, máy tính và hàng hóa điện tử dân dụng giảm hơn 50% so với năm ngoái. Dự báo xuất khẩu của nước này có thể tiếp tục đối mặt những khó khăn do kim ngạch thương mại thế giới với Hàn Quốc có thể giảm 2,8% năm 2009 so với mức tăng hơn 4% năm 2008.

 

Tương tự, hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản giảm đều trong mọi lĩnh vực. Hàng Nhật đến thị trường Mỹ giảm 33,8%, và là con số kỷ lục. Hàng xuất khẩu sang EU giảm 30,8%. Hàng xuất sang Trung Quốc giảm 24,5%, sự sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1995.

 

Lo ngại tình hình có thể xấu thêm, các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách đã phản ứng bằng cách mạnh tay hạ lãi suất và tăng đầu tư chính phủ để kích thích tăng trưởng, đồng thời đưa ra các gói kích cầu để ngăn chặn nền kinh tế thoát khỏi đà sụt giảm khi xuất khẩu đình trệ.

 

Bên cạnh đó, trước tình hình xuất khẩu khó khăn, các nước châu Á đều gia tăng các gói kích thích để giải cứu nền kinh tế, nhất là đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.

 

“Tuy nhiên, có rất ít nền kinh tế châu Á có khả năng huy động những khoản tiền khổng lồ để kích cầu trong thời gian ngắn. Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khu vực này hiện đối mặt với việc họ sẽ lấy đâu ra tiền để đáp ứng các sáng kiến chi tiêu của chính phủ”, Jan Lambregts, Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu châu Á của Rabobank International tại Hong Kong nhận định.

  • Nhật Vy (Theo Bloomberg, Washington Post, Market Watch)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,