221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1225555
Nếu Iran và Triều Tiên chịu bỏ ra 20 tỷ USD?
0
Article
null
Hiệp ước quân sự Mỹ - Ấn Độ:
Nếu Iran và Triều Tiên chịu bỏ ra 20 tỷ USD?
,

- ... Thì liệu hai nước này phải từ bỏ chương trình hạt nhân mà họ vẫn cho là hòa bình không? Câu trả lời có thể là không nếu như nhìn vào hợp đồng mua bán vũ khí quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ trong chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Ấn Độ hôm 21/7.

 

Mô tả ảnh.
Nụ cười rạng rỡ của Ngoại trưởng Mỹ Clinton và người đồng cấp Ấn Độ Krishna (Ảnh: AP)

Chuyến đi của ngoại trưởng Clinton được đánh giá là một thành công lớn bởi đi kèm với chuyến thăm là những hợp đồng béo bở cho các công ty vũ khí của Mỹ với tổng trị giá lên tới 20 tỷ USD. Lockheed Martin Corp và Boeing đã giành được đơn đặt hàng máy bay chiến đấu phản lực trị giá 11 tỷ USD. GE Hitachi Nuclear Energy, một nhánh của General Electric Co., và Westinghouse Co.tiến hành thủ tục đấu giá hợp đồng hạt nhân trị giá ít nhất 10 tỷ USD. Trong ngày cuối cùng của bà Hillary ở Ấn Độ, Ấn Độ đã chỉ ra 2 địa điểm để xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân ở bang Andhra Pradesh và Gujarat. Và đương nhiên người đứng ra xây dựng những nhà máy này là công ty của Mỹ.

Những gặt hái mà bà Clinton thu được ngày hôm nay là được thừa hưởng từ một thỏa thuận mà cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice và người đồng cấp Ấn Độ ký gần 1 năm trước, thoả thuận hợp tác hạt nhân Mỹ-Ấn Độ. Thoả thuận này cho phép các công ty Mỹ được phép bán nhiêu liệu hạt nhân, công nghệ hạt nhân cũng như các lò phản ứng hạt nhân cho phía Ấn Độ. Điểm đáng nói là thoả thuận đó đã chấm dứt lệnh cấm giao dịch hạt nhân với Ấn Độ kéo dài hơn 3 thập kỷ của Mỹ.

Những hợp đồng mà các doanh nghiệp Mỹ ký được lần này ở Ấn Độ là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy lợi ích của Mỹ khi chấm dứt lệnh cấm giao dịch hạt nhân với Ấn Độ. Hợp đồng mua máy bay trị giá 11 tỷ USD nói trên là hợp đồng quốc phòng có giá trị lớn nhất trên thế giới từ trước tới nay. Đó là chưa kể sẽ còn nhiều hợp đồng khác trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc đua vũ trang mới với các điểm nóng ở Triều Tiên hay Iran. Hơn nữa, Tổng thống Bush khi đó cũng thấy cần phải củng cố mối quan hệ với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á và có "phần thưởng" cho New Dehli sau khi họ đã nhiệt tình ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Với phía Ấn Độ, họ luôn sẵn lòng dành cho Washington những hợp đồng béo bở hơn nữa bởi thoả thuận hạt nhân mà họ ký được với Mỹ không khác gì hiệu "đèn xanh" cho phép họ hợp thức hóa chương trình hạt nhân của mình. Nếu quốc hội Ấn Độ thông qua hiệp ước quốc tế về việc các công ty nước ngoài sẽ không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân như họ đã hứa, thì các công ty cung cấp hạt nhân của Mỹ còn có được thêm nhiều hợp đồng nữa. Cả Ấn Độ và Mỹ đều thỏa mãn với thoả thuận này và càng hoan hỉ hơn khi thoả thuận này đi vào thực thi.

Tuy nhiên, di sản từ thời Bush này không phải chỉ rải hoa hồng cho tổng thống đương nhiệm Obama. Thoả thuận này đã phá bỏ những nguyên tắc của Mỹ trong đối xử với các quốc gia đã và đang phát triển hạt nhân, tạo ra một thứ tiêu chuẩn "kép" mà những nước khác có thể lợi dụng để phát triển vũ khí hạt nhân.

Năm 1974, khi Ấn Độ lần đầu tiên thử vũ khí hạt nhân, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm giao dịch hạt nhân với Ấn Độ. Cho tới nay, Ấn Độ chưa hề ký hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) và cũng chưa hề phá huỷ kho vũ khí hạt nhân của mình. Thế nhưng Mỹ vẫn hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ. Điều đó có nghĩa các nước đang phát triển vũ khí hạt nhân như Pakistan hoàn toàn có thể kiếm thỏa thuận tương tự và thoải mái phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của mình.Các quốc gia châu Á khác có tiềm lực cũng sẽ tìm được lý do tốt để bước vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Với tổng thống Obama, ông sẽ nói sao trên bàn đàm phán với Triều Tiên và Iran (nếu nó diễn ra như mong muốn của ông) một khi ông yêu cầu những nước này từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trong khi ông lại hợp tác làm ăn về hạt nhân với một nước khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân như họ. Ông có thể viện nhiều lý do nhưng rất có thể, Iran và cả CHDCND Triều Tiên, dựa trên kinh nghiệm chuyến thăm Ấn Độ của ngoại trưởng Clinton, sẽ đề xuất một giá nhiều tỷ đô la tương tự như vậy?
 

  • Hạnh Khuê
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,