221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1225741
Chảy máu chất xám ở Venezuela (Phần II)
0
Article
null
Chảy máu chất xám ở Venezuela (Phần II)
,

Panama City giờ đây lấp lánh với những tòa nhà mới xây bằng tiền của những kiều dân Venezuela, với số lượng khoảng 15.000 người so với chỉ vài nghìn người hồi đầu thập niên này. Nhiều người Venezuela kéo đến Weston, một vùng ngoại ô thuộc Ft. Lauderdale, Florida, đến nỗi mà người địa phương gọi nơi này là Westonzuela.

Mô tả ảnh.
Các công nhân đang làm việc tại một mỏ dầu ở Cabimas, bang Zulia, miền tây Venezuela. (Ảnh: Reuters)

Dầu mỏ... chịu trận

Không ngành công nghiệp nào chịu tác động nặng nề bởi nạn chảy máu chất xám bằng ngành dầu lửa.

Cách đây một thập niên, Petróleos de Venezuela (PDVSA) nằm trong số 5 công ty năng lượng hàng đầu thế giới. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi có một vị giáo sư chẳng hề có kinh nghiệm lên làm Tổng giám đốc, theo chỉ thị của Tổng thống.

Các nhân viên của PDVSA đình công và khiến đất nước tê liệt. 22.000 người bị sa thải gần như chỉ trong một đêm, trong đó có các chuyên gia dầu lửa hàng đầu.

Khoảng 4.000 các nhân viên giỏi của PDVSA giờ đang làm việc ở nước ngoài. "Tập đoàn trở nên rối ren", trích lời Gustavo Coronel, cựu thành viên Hội đồng lãnh đạo PDVSA hiện đang làm việc ở Washington D.C với tư cách là một cố vấn dầu mỏ.

Cho đến năm 2003, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ của PDVSA vẫn cấp khoảng 20 tới 30 bằng mỗi năm. Năm ngoái, trung tâm này chẳng đào tạo được ai, mặc dầu nhân sự của họ đã tăng gấp 2.

PDVSA sản xuất 3,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào thời ông Chavez lên nhậm chức. Giờ đây, sản lượng của tập đoàn này là 2,4 triệu thùng, theo một ước tính độc lập.

Khoa học tụt hậu
Tình trạng suy giảm diễn ra ở mọi ngõ ngách của Venezuela và càng trầm trọng hơn bởi nạn tham nhũng và các quy định kiểm duyệt.

Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Chavez bắt đầu cắt giảm ngân sách dành cho các trung tâm khoa học của trường đại học vì cho rằng các dự án này "mịt mờ".

Giờ đây, các viện nghiên cứu uy tín nhất của Venezuela đang bị tụt hậu. Đầu năm nay, Jaime Requena, một nhà sinh vật học từng theo học ở Đại học Cambridge và hiện đang công tác tại Viện Nghiên cứu Tiên tiến, bị buộc phải về hưu và bị cắt lương hưu sau khi xuất bản một tài liệu nói rằng nghiên cứu khoa học của Venezuela "tụt hậu 30 năm".  

Số lượng tài liệu mà người Venezuela xuất bản trên các tạo chí khoa học quốc tế giảm gần 15% từ 958 xuống 831 chỉ trong vòng 3 năm qua.

Ở tuổi 62, với một người mẹ già yếu phải phụng sự, Requena không có nhiều lựa chọn. "Thật khó để kiếm việc làm khác ở tuổi tôi. Tôi sẽ rời Venezuela nếu có thể. Bạn bè và đồng nghiệp của tôi bỏ đi hết rồi".

Làm giàu cho nước ngoài
 

Ước tính, khoảng 9.000 nhà khoa học Venezuela hiện đang sống ở Mỹ - so với con số 6.000 người đang làm việc ở trong nước.

Một trong số đó là một chuyên gia gắn bó cả đời với khoa học và có uy tín trên thế giới. Ông đã từ bỏ vị trí giám đốc một phòng nghiên cứu lớn ở Caracas để thử vận may ở Mỹ năm 2002. Thế nhưng, ông luôn ấp ủ hy vọng trở về.

Chuyên gia này nhận xét, lĩnh vực y khoa của Venezuela giờ đang mò mẫm trong bóng tối. "Báo cáo dịch tễ học cuối cùng mà Venezuela xuất bản là vào năm 2005", ông cho biết. "Chúng tôi thậm chí không biết mình có những bệnh gì và chúng tăng hay giảm".

Mặc dầu không có số liệu điều tra chính thức, các nhà phân tích Mỹ Latinh cho rằng, tình trạng di cư khỏi Venezuela, Bolivia và Ecuador đã khiến hình thành những cộng đồng lớn của những người này ở Mỹ, Tây Ban Nha, Colombia và Trung Mỹ. 
 

Panama City giờ đây lấp lánh với những tòa nhà mới xây bằng tiền của những kiều dân Venezuela, với số lượng khoảng 15.000 người so với chỉ vài nghìn người hồi đầu thập niên này.

Nhiều người Venezuela kéo đến Weston, một vùng ngoại ô thuộc Ft. Lauderdale, Florida, đến nỗi mà người địa phương gọi nơi này là Westonzuela.

 "Hiếm có một gia đình trung lưu nào ở Venezuela mà không có con trai hay con gái sống ở nước ngoài", trích lời Fernando Rodriguez, người phụ trách chuyên mục của tờ báo Tal Cual.

Thực tế, có thể sẽ có thêm nhiều người nữa ở đất nước này di cư nếu không vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
  • Thanh Hảo (Theo NewsWeek)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,