221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1226777
Thế giới đa cực hay đa đối tác?
0
Article
null
Thế giới đa cực hay đa đối tác?
,

- "Dù quan hệ trước đây giữa Mỹ và Trung Quốc bị ảnh hưởng của ý tưởng cân bằng quyền lực giữa các nước lớn, thì suy nghĩ mới về thế kỷ 21 sẽ đưa chúng ta từ một thế giới đa cực tới một thế giới đa đối tác". Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố như vậy trong cuộc đối thoại Mỹ Trung về kinh tế và chiến lược đang diễn ra. Nhưng thế giới có đa đối tác được như bà nói hay không?

 

’Hillary
"Thế kỷ 21 sẽ đưa chúng ta từ một thế giới đa cực tới một thế giới đa đối tác.’

Lịch sử chính trị thế giới đúng như bà Clinton nói bị chi phối bởi ý tưởng cân bằng quyền lực giữa các nước lớn. Từ thời Hi Lạp cổ đại ở phương Tây, Xuân thu Chiến Quốc ở phương Đông cho tới kỷ nguyên hiện đại, nhiều điều đã đổi thay nhưng bản chất của chính trị thế giới không thay đổi. Mức độ từng giai đoạn có thể khác nhau, nhưng đó vẫn là cuộc đấu tranh quyền lực giữa các nước lớn.

Thế kỷ 20 bị phủ bóng đen bởi 2 cuộc thế chiến đẫm máu, hệ quả của những giằng xé quyền lực giữa các nhóm nước. Chiến tranh lạnh lại là một biểu hiện khác của cuộc xung đột quyền lực, thế giới chuyển từ đa cực trước thế chiến hai thành hai cực trong chiến tranh lạnh. Mỹ và Trung Quốc đã ở vào thế đối cực trên bàn cờ đó.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người cho rằng thế giới là đơn cực do Mỹ chi phối. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, không ít khẳng định thế giới rồi sẽ lại quay về hai cực Mỹ - Trung. Phần đông kết luận rằng thế giới đang ở đa cực với Mỹ, Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu và nhiều nhóm các quốc gia khác đang nổi lên. Dù thế nào, đã nói tới lưỡng cực hay đa cực là nói tới sự cạnh tranh trực tiếp giữa các cực với nhau.

Xét trên lý thuyết, những người cho rằng luôn có sự phân cực cạnh tranh thuộc về trường phái hiện thực. Họ xem thế giới là “vô chính phủ” và luôn tồn tại cuộc chiến giữa các quốc gia vì lợi ích vị kỷ, trong đó các thế lực luôn sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để chèn ép các thế lực khác. Nói như Stalin sau thế chiến 2 thì: “Ai cũng sẽ áp đặt hình mẫu hệ thống của mình ở phạm vi quân đội của mình có thể với tới. Không thể nào khác được.”

Ngược lại, những người ủng hộ một thế giới hợp tác nhiều hơn thuộc trường phái tự do. Họ cho rằng thế giới đang tiến về một giai đoạn mà các quốc gia có xu hướng trở thành đối tác để phát triển kinh tế hơn là đấu tranh quyền lực. Hợp tác sẽ chi phối thế giới thông qua các thể chế quốc tế, thị trường tự do và giá trị dân chủ.  Như học giả Francis Fukuyama viết về “điểm tận của lịch sử” sau khi chiến tranh lạnh kết thúc: Lịch sử đã kết thức ở mô hình thị trường tự do, điều đó “đồng nghĩa với tiến trình “Thị trường chung hoá” ngày càng tăng của các mối quan hệ quốc tế, cũng như sự thu hẹp khả năng xung đột trên diện rộng giữa các nhà nước.”

 Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton cho thấy phần nào bước chuyển của Mỹ trong chính sách đối ngoại,  từ quan điểm hiện thực dưới thời Bush sang quan điểm tự do hơn dưới thời Obama.  Nước Mỹ đã nhìn nhận thế giới một cách ôn hòa và hợp tác nhiều hơn sau một giai đoạn “kiêu ngạo” và đôi khi “hiếu chiến” của Bush.

Nhưng, thế giới trong thế kỷ 21 này có “đa đối tác” được như bà Clinton nói không thì lại là một câu chuyện khác.  Hãy cùng nhớ lại khoảng thời gian đầu thế kỷ 20, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Tổng thống Mỹ Wilson lúc đó cũng nhiều lần tuyên bố về viễn cảnh thành lập một Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc sau này) với hi vọng sẽ ngăn chặn được tất cả các cuộc chiến tranh. Trên đường tới hội nghị hòa bình, một số cố vấn đã hỏi tổng thống Wilson rằng liệu ông có nghĩ rằng kế hoạch đó sẽ hoạt động hay không, Wilson đã đáp ngắn gọn như sau: “Nếu nó không hoạt động thì cũng phải làm cho nó hoạt động.”

Wilson đã đem mong muốn chủ quan của mình áp đặt cho trật tự thế giới và kết quả đương nhiên trái với ý ông. Lịch sử thế kỷ 20 sau khi ông phát biểu câu nói ấy đã chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nữa và vô vàn các cuộc xung đột khác mà Liên Hợp Quốc chỉ “biết đứng nhìn”.

Trong chính trị, giữa lý tưởng và hiện thực, giữa những điều mong muốn và những điều có thể luôn có một khoảng cách lớn lao. Thế giới “đa đối tác” có thể sẽ chỉ là câu nói cửa miệng của một “nhà ngoại giao” hơn là diễn ngôn mô tả viễn cảnh thế giới hiện thực.

  • Khánh Duy


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,