221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1226772
Mỹ - Trung: Cuộc hôn nhân đi trên đá
0
Article
null
Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung:
Mỹ - Trung: Cuộc hôn nhân đi trên đá
,

 - Cả Mỹ và Trung Quốc đều đề cao cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược đầu tiên giữa hai nước đang diễn ra tại Washington. Xét về tầm vóc, cuộc họp này xứng đáng được gọi là G2 bởi những vấn đề bàn thảo nếu đi đến nhất trí, nó sẽ định hình cho nền kinh tế và chính trị toàn cầu trong thập kỷ tới. Song cuộc hôn nhân giữa các "ông lớn", tuy hào nhoáng nhưng thường lắm trúc trắc và không lâu bền.

Mô tả ảnh.
Tổng thống Obama phát biểu tại cuộc Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung Quốc (Ảnh: AP)

Tổng thống Obama gọi cuộc đối thoại này là mở ra "kỷ nguyên mới" trong quan hệ giữa hai nước. Đúng vậy, Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc sắp thay thế Nhật Bản ở vị trí số 2. Mỹ và Trung Quốc đều là cường quốc, một ở phương Tây và phía bên kia ở phương Đông. Một khi hai đối thủ một thời này có thể ngồi lại với nhau để giải quyết những khúc mắc giữa họ và những vấn đề tồn tại của thế giới, đó sẽ là một bước tiến lớn đối với hòa bình và sự phát triển toàn cầu.

Cuộc gặp với cơ chế này là lần đầu tiên nhưng không phải là lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc đối thoại. Từ thời Tổng thống Bush, hai nước đã có đối thoại chiến lược Mỹ - Trung, còn nay nó được thêm chữ "và" để trở thành đối thoại kinh tế và chiến lược. Điều này có nghĩa các vấn đề đối thoại được mở rộng hơn, không chỉ kinh tế mà cả các vấn đề chiến lược như an ninh hay sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. Nó cũng phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của hai nước trong bối cảnh nước Mỹ có lãnh đạo mới.

Tính chất "đối thủ" và kiềm chế lẫn nhau đã nhẹ hơn và yếu tố "đối tác" được nâng cao hơn vì lợi ích của mỗi nước. Tổng thống Obama cần Trung Quốc mua đô la để chi cho dự án cải tổ hệ thống y tế quá tốn kém của mình (hiện Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với việc Trung Quốc sở hữu 801 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ), cần Trung Quốc hợp tác nhiệt tình hơn trong các vấn đề hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên hay Iran.... Còn Trung Quốc cần thị trường rộng lớn của Mỹ cho "công xưởng" trong nước và cũng cần gắn bó hơn với Mỹ trong lúc quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực đang "ấm" lên như quan hệ Mỹ - Ấn Độ với thoả thuận về mua bán vũ khí, quan hệ Mỹ - ASEAN với việc Mỹ đã tham gia Hiệp ước Đối tác và thân thiện với ASEAN...

Thiện ý thì cả hai bên đều có nhưng vấn đề là họ sẽ "đối thoại" ra sao để đạt được kết quả tốt hơn những thất bại của những lần đối thoại trước đây.

Chủ đề nóng nhất vẫn là kinh tế bởi kinh tế toàn cầu đang trong cơn suy thoái và người ta cần một mô hình kinh tế mới thay cho mô hình cũ là Trung Quốc cứ xuất khẩu hàng hóa còn Mỹ cứ nhập, người Mỹ cứ tiêu và Trung Quốc cứ tiết kiệm, Trung Quốc tiếp tục mua nợ của Mỹ và Mỹ thì ngày càng nợ nhiều hơn. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức rất cao. Nhưng giờ đây người Mỹ không còn dư dả để mua hàng hóa Trung Quốc như trước, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm hẳn và người Trung Quốc cũng không muốn quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ và đồng đô la. Để khôi phục kinh tế toàn cầu, mô hình mới như Mỹ đặt ra đi theo hướng "đảo ngược", có nghĩa người Mỹ sẽ tiết kiệm hơn, và người Trung Quốc sẽ chi tiêu nhiều hơn cho thị trường trong nước.

Thực chất, thâm hụt thương mại là chủ đề bàn thảo giữa hai nước từ các cuộc đối thoại trước mà không có kết quả nào. Từ lâu, Mỹ đã muốn cân bằng thương mại và muốn Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ để tạo thế cạnh tranh công bằng hơn. Những cuộc đối thoại này đi vào ngõ cụt. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, việc làm trở nên ít ỏi, làm sao Trung Quốc có thể thả nổi đồng nhân dân tệ, xóa bỏ bảo hộ để rồi làm mất đi hàng triệu việc làm của các nhân công Trung Quốc đang làm trong các lĩnh vực xuất khẩu?

Đối với vấn đề thay đổi khí hậu, bà Clinton buộc phải mang ra bàn thảo với đối tác vì những sức ép từ quốc hội Mỹ hơn là vì nhu cầu của Mỹ bởi bản thân Mỹ cũng không muốn phải cắt giảm lượng khí thải của mình. Phía Trung Quốc cũng chẳng mặn mà gì với chủ đề khí hậu. Chủ đề này đã được đề cập nhiều trong chuyến thăm Bắc Kinh gần đây của các quan chức Mỹ trong đó có bà Clinton, Bộ trưởng Tài chính Geithner và Bộ trưởng Thương mại Gary Locke. Trong bài nói chuyện với các doanh nhân sau đó, ông Locke đã nói thẳng rằng trong 50 tới, Trung Quốc "không muốn thế giới đổ lỗi các thảm họa môi trường cho Trung Quốc".

Như vậy, điều có thể thấy rõ là những cuộc đối thoại này sẽ không dẫn tới một kết quả cụ thể nào. Đối thoại là một chuyện nhưng lợi ích lại là chuyện khác. Dù trong thời điểm nhất thời, Mỹ - Trung cần phải ngồi với nhau nhưng giống như tư duy kiểu "một nước không thể có hai vua", họ không thể dắt tay nhau đi mãi nếu họ cùng có những tham vọng của nước lớn. Cuộc hôn nhân, nếu có, giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ là cuộc hôn nhân đi trên đá.
 

  • Hạnh Khuê
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,