221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1229840
Học giả Ấn Độ nổi giận về bài luận trên báo TQ
0
Article
null
Học giả Ấn Độ nổi giận về bài luận trên báo TQ
,
Nhiều người ở Ấn Độ đang lên tiếng phản đối kịch liệt cái mà họ coi là sự khiêu khích nhằm vào Ấn Độ của một nhà bình luận Trung Quốc. 

Ảnh: TopNews
(Ảnh: TopNews.in)

"Trung Quốc có thể chia rẽ cái được gọi là "Liên minh Ấn Độ" bằng một hành động nhỏ!", trích bài tiểu luận đăng hồi tuần trước trên Mạng Chiến lược Quốc tế Trung Quốc (China International Strategy Net), một trang web ái quốc bàn về các vấn đề chiến lược.

Tác giả có bút danh Zhanlue (nghĩa là Chiến lược trong tiếng Trung Quốc) lập luận rằng ý thức đoàn kết dân tộc của Ấn Độ rất yếu và lựa chọn tốt nhất của Bắc Kinh để loại bỏ một mối đe dọa an ninh và đối thủ đang nổi lên sẽ là hậu thuẫn các lực lượng li khai, giống như ở Assam, nhằm làm sụp đổ nhà nước liên bang Ấn Độ. 
 

"Không thể có hai mặt trời trên cùng một bầu trời", Zhanlue viết. "Trung Quốc và Ấn Độ thực sự không thể đối xử với nhau một cách hòa thuận".

Bài luận còn gợi ý rằng Ấn Độ nên bị chia làm 20-30 nước có chủ quyền.

Nhiều người Ấn Độ lập tức có phản ứng gay gắt về bài viết và chính phủ nước này buộc phải trấn an dư luận bằng cách ra một thông báo khẳng định rằng mối quan hệ với Trung Quốc đang rất tốt đẹp.
 

"Bài viết dường như là một sự bày tỏ quan điểm cá nhân và không phù hợp với lập trường chính thức mà Trung Quốc tuyên bố về quan hệ Trung - Ấn vốn đã được truyền tải tới chúng tôi nhiều lần, trong đó có lần ở cấp độ cao nhất, gần đây nhất bởi ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc trong chuyến thăm tới Ấn Độ tuần trước", Bộ Ngoại giao ở New Delhi khẳng định trong một thông báo, ngụ ý các cam kết song phương về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bài viết của Zhanlue được đăng tải vào đúng thời điểm Bắc Kinh và New Delhi đang thảo luận về các khu vực biên giới tranh chấp ở Himalaya.

Trước đó trong năm nay, Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính cho một dự án của Ngân hàng Phát triển châu Á ở Arunachal Pradesh, một bang của Ấn Độ mà Trung Quốc nhận chủ quyền lãnh thổ. 
 

Mạng Chiến lược Quốc tế Trung Quốc nằm dưới sự điều hành của Kang Lingyi, người từng tham gia tấn công các website chính phủ Mỹ năm 1999 tiếp sau vụ Mỹ ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade.

  • T.H (Theo FT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,