221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1232837
Yukio Hatoyama: Một chính trị gia quyết đoán và bướng bỉnh
0
Article
null
Yukio Hatoyama: Một chính trị gia quyết đoán và bướng bỉnh
,

Cao 1m77, tân Thủ tướng 62 tuổi của Nhật Yukio Hatoyama gợi cho công chúng Nhật nhớ đến những đôi tất lụa và những chiếc thìa bạc. Ông là nòi giống của một trong những gia đình giàu có nhất và có ảnh hưởng chính trị nhất ở Nhật Bản. 

Ông Yukio Hatoyama và vợ Miyuki. (Ảnh: AP)

Sinh ra để làm quan

Hatoyama là chính trị gia thế hệ thứ 4 trong gia đình. Cụ nội Kazuo là Chủ tịch Hạ viện từ năm 1896-1897 thời kỳ Minh trị. Kazuo cũng là Thứ trưởng ngoại giao và là Chủ tịch của Trường Đại học Waseda, một trong những trường đại học hàng đầu của Nhật.

Ông nội Yukio, Ichoro đã từng 3 lần làm Thủ tướng từ năm 1954-1956, là người thành lập và Chủ tịch đầu tiên của đảng LDP. Năm 1951, ông khôi phục quan hệ ngoại giao của Nhật với Liên bang Xô Viết và giúp Nhật trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Cha của ông, Iichiro, là cựu Thứ trưởng Tài chính và cựu Ngoại trưởng. Em trai ông, Kunio là thành viên Hạ viện của LDP và là Bộ trưởng Thông tin và công viện nội bộ dưới thời Taro Aso cho đến tháng 6/2009.

Thêm vào đó, ông ngoại của Hatoyama là Shojiro Ishibashi, người thành lập Tập đoàn Bridgestone Corp, nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới có trụ sở ở Tokyo. Bridgestone được đặt theo tên Ishibashi. Theo tiếng Nhật ishi có nghĩa là "hòn đá" (stone) và bashi có nghĩa là "cầu" (bridge).to

Mẹ của Hatoyama, 86 tuổi, được gọi là "bố già" trong nền chính trị Nhật bởi vì bà đã dùng rất nhiều tiền thừa hưởng từ cha mình để giúp 2 con trai theo đuổi tham vọng chính trị, đặc biệt khi họ lập ra Đảng DPJ vào năm 1996, bà đã rót vào đó vài tỷ yên. Em trai Kunio đã quay về với Đảng LDP khi ông ta cảm thấy Đảng Dân chủ đã quá nghiêng tả so với nguồn gốc trung dung của nó, còn Yukio vẫn tiếp tục là nhân vật chính của DPJ.

"Gia đình Hatoyama đã quá dễ dãi trong việc nuôi dạy con mình. Đó là lý do tại sao Yukio và Kunio có tính cách hoàn toàn khác nhau", Minoru Morita, một nhà phân tích chính trị Nhật Bản nói.

Gia đình Hatoyama cũng có họ hàng với 3 cựu Thủ tướng là Ichiro Hatoyama, Hayato Ikeda, người lập ra kế hoạch "tăng gấp đôi thu nhập" vào những năm 1960 và Kiiichi Miyazawa, người làm Thủ tướng từ 1991-1993. Theo Tạp chí Bungei Shunju xuất bản 10/8, tài sản cá nhân của Yukio Hatoyama vào khoảng 8,6 tỷ yên (91,9 triệu USD). Ông cũng có 3,5 triệu cổ phần của Bridgestone, cỡ khoảng 6 tỷ yên, theo bảng công bố thu nhập của nghị sĩ tháng 10/2008.

Nền tảng chính trị "hoành tráng" này của Hatoyama cũng hoàn toàn tương xứng với nền tảng gia đình chính trị đối thủ của ông, người có họ hàng với 7 cựu Thủ tướng, trong đó có ông nội là Shigeru Yoshida, Thủ tướng đầu tiên của Nhật sau thế chiến 2.

Rất nhiều nhà quan sát chính trị chỉ ra rằng cuộc đấu diễn ra giữa LDP của Aso và DPJ của Hatoyama là bản sao của cuộc đấu giữa ông của họ là Shigeru Yoshida và Ichiro Hatoyama, những người cầm đầu hai phe bảo thủ trong thời hậu chiến ở Nhật. Yoshida giành được sự ủng hộ của những quan chức quyền thế, trong khi Ichiro đưa ra mô hình các chính trị gia là những nhà lãnh đạo đưa ra quyết định.

Cuộc đấu hôm 30/8 cũng tương tự như vậy. Yukio Hatoyama hứa sẽ xóa bỏ những thể chế được gọi là amakudari (trời ban), những thể chế này cho phép những người điều hành chính phủ rời khỏi chức vụ ở bộ nào đó của mình để leo lên vị trí cao nhất của những ngành công nghiệp mà trước đây họ điều hành. Aso thì không sẵn sàng làm như vậy.

Bướng bỉnh và cứng rắn

Yukio Hatoyama tốt nghiệp Trường Đại học Tokyo năm 1969 và nhận bằng tiến sĩ về khoa học tại Trường Đại học Stanford, Mỹ vào năm 1976. Ông được bầu cử vào Hạ viện lần đầu tiên năm 1986 với tư cách là thành viên của LDP sau khi làm trợ lý giáo sư tại Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Senshu.

Ông rời LDP sau cuộc tổng tuyển cử năm 1993 vì đảng này đã mất đa số trong Quốc hội lần đầu tiên kể từ năm 1955. Việc này đã khiến nhiều thành viên rời bỏ LDP và thành lập những đảng chính trị mới, như Đảng mới Sakigake, mà Hatoyama là một trong những thành viên sáng lập.

Ông đã từng là Phó Trưởng nội các trong Chính phủ liên minh của Mirihiro Hosokawa (1993-1994). Ngay trước khi Đảng mới Sakigake giải tán, ông đã "đổi tàu", trở thành thành viên sáng lập Đảng Dân chủ và giữ chức chủ tịch đảng từ 9/1999-12/2002.

Năm 2002, ông rời bỏ đảng vì không muốn đảng này sát nhập với Đảng Tự do do Ichiro Ozawa cầm đầu. Sau khi Ichiro Ozawa dính vào một xì căng đan, Hatoyama lại trở thành Chủ tịch đảng DPJ và chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 30/8.

Hatoyama là một người rất bướng bỉnh, quyết đoán và dũng cảm, Eiji Oshita đã viết như vậy trong một cuốn sách về gia đình Hatoyama xuất bản năm 2000. Ông mang trong mình cái tham vọng của nhà Hatoyama vĩ đại.

"Ông ấy có những kinh nghiệm đầy thử thách khi đảm nhiệm những vị trí quan trọng đảng như tổng thư ký. Vì vậy mà ông ấy trở nên rất cứng rắn", Tetsuro Fukuyama, thành viên thượng viện của DPJ nhận xét.

Hatoyama có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với Miyuki, 65 tuổi. Ông gặp bà khi đang học tại Trường Đại học Stanford. Đó là một tình yêu đánh cắp. Ông từng tâm sự với một tạp chí phụ nữ. "Tôi đã yêu vợ của một người khác và kết cục là cưới cô ấy". Miyuki là cựu ngôi sao của một nhóm nhảy toàn phụ nữ. Ông cũng nói rằng chính việc ông gặp và cưới Miyuki đã khiến ông từ bỏ cách sống cũ và quyết định trở thành một chính trị gia. Hatoyama có một con trai, Kiichiro, 33 tuổi, hiện là nghiên cứu viên tại Trường Đại học nhà nước Moscow.

Con người của công chúng

Mặc dù giàu có và đầy danh tiếng, Hatoyama lại cố gắng tạo cho mình hình ảnh là con người của công chúng, thường nói về việc làm suy yếu văn hóa cha truyền con nối trong nền chính trị Nhật Bản. Mặc dù vậy, khi Hatoyama nói tiếng Nhật, ông lại thường dùng những từ kính cẩn mà người dân Nhật hiếm khi dùng trong cuộc sống hằng ngày. Điều đó càng làm nổi bật xuất thân danh giá của ông.

Hatoyama nói rằng ông chủ trương thực hiện học thuyết chính trị của Coudenhove-Kalergi (một người châu Âu theo chủ trương phải giáo dục toàn dân). Trong một bài luận đăng trên Tạp chí Voice xuất bản 10/8, Hatoyama nói rằng học thuyết yuai (tình bằng hữu) đã được ông nội ông chuyển dịch từ tác phẩm của Coudehove-Kalergi: chính là cương lĩnh của ông.

Cương lĩnh này hướng đến việc làm suy giảm sự quan liêu của bộ máy hành chính Nhật và bác bỏ chủ nghĩa tư bản toàn cầu do Mỹ dẫn đầu vì đó là nguyên nhân mang tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Với khẩu hiệu yuai, Hatoyama hy vọng ông có thể gạt lại đằng sau chủ nghĩa dân tộc hạn hẹp và chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến, tiếp tục phát triển cộng đồng Đông Á để nó trở thành một cái gì đó giống như Liên minh châu Âu. Ông cũng chủ trương thúc đẩy đồng tiền châu Á chung nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh trong khu vực.

  • Hạnh Khuê (theo Atimes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,