221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1236902
Tổng thư ký LHQ: Hành động khẩn cấp vì khí hậu
0
Article
null
Tổng thư ký LHQ: Hành động khẩn cấp vì khí hậu
,

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi hành động khẩn cấp vì sự thay đổi khí hậu. Ông cho rằng, các cuộc đàm phán để giảm bớt lượng khí thải diễn ra quá chậm chạp.

a
Hội nghị lần này tập trung vào Trung Quốc - nước đang phát triển mạnh đồng thời cũng là quốc gia đóng góp lớn vào lượng khí thải nhà kính (Ảnh newsbusters)
Ông Ban nhấn mạnh, việc không đạt được một thoả thuận tại hội nghị bàn về thay đổi khí hậu tổ chức tháng 12 tới ở Copenhagen sẽ là điều “không thể tha thứ được về phương diện đạo đức”.

Tổng thư ký Ban Ki-moon đã có bài phát biểu trên tại hội nghị của LHQ ở New York, thu hút sự tham gia của khoảng 100 nhà lãnh đạo thế giới.

Hiện tại, mọi tập trung đang hướng vào Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào - người dự kiến sẽ công bố những bước đi mới của nước này trong việc giải quyết vấn đề khí thải.

Hội nghị thượng đỉnh tại Copenhagen nhằm mục tiêu thông qua một hiệp ước về thay đổi khí hậu toàn cầu. Các nhà đàm phán đang nỗ lực đạt được sự nhất trí thay thế Nghị định thư Kyoto về hạn chế khí thải carbon.

Theo Tổng thư ký LHQ, cuộc họp lần này cần cố gắng để tạo động lực cho các cuộc đàm phán khí hậu bị bế tắc. "Quyết định của các bạn sẽ rất quan trọng”, ông Ban nói với lãnh đạo thế giới trong hội nghị. "Số phận của các thế hệ tương lai, hy vọng và sinh kế của hàng tỉ người hiện tại, thực tế là tuỳ thuộc vào các bạn”.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, Mỹ hiểu rõ những nguy cơ trầm trọng từ thay đổi khí hậu và quyết tâm hành động, nhưng còn quá nhiều việc cần làm. "Nếu chúng ta linh hoạt và thực tế, nếu chúng ta có thể giải quyết bằng cách làm việc không mệt mỏi trong những nỗ lực chung, thì sau đó chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu chung của chúng ta: một thế giới an toàn hơn, trong sạch hơn, vững bền hơn thế giới mà chúng ta đã thấy”, ông nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia và giới quan sát, những cuộc đàm phán lượng thay đổi khí hậu luôn bế tắc vì các nước giàu không cam kết cắt giảm đủ lượng carbon để đưa thế giới khỏi nguy cơ, trong khi nhiều quốc gia nghèo hơn lại càng khó tuân thủ ràng buộc vì điều này sẽ cản trở họ trong quá trình phát triển kinh tế.

Vai trò của Trung Quốc là rất quan trọng, vì đây vừa là nền kinh tế đang nổi với mức tăng trưởng mạnh, vừa là nước đóng góp lớn lượng khí thải carbon. Nhiều người dự đoán trong hội nghị này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ tuyên bố về “những mục tiêu carbon mạnh mẽ”, hướng tới việc tạo cho công nghiệp đại lục trở nên hiệu quả hơn, lượng carbon phát sinh trên một đơn vị năng lượng ít hơn.

Mặc dù có nhiều tiến triển trong công nghệ xanh, nhưng Trung Quốc vẫn sử dụng tới 70% năng lượng từ than đá và khi kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nghĩa là lượng khí thải nhà kinh cũng tăng theo.

Ngoài Trung Quốc, còn có quan ngại về nước gây ô nhiễm lớn khác của thế giới. Đó là Mỹ.

Giới phân tích đánh giá, khác với chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Barack Obama đã thừa nhận thay đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách. Ông từng tuyên bố mục tiêu tới năm 2020, trở lại mức khí thải nhà kính như những năm 90. Song một số nhà phê bình cho rằng, Washington đang đi quá chậm trong quá trình xây dựng khung pháp chế.

Trên thế giới, Trung Quốc và Mỹ, mỗi nước chiếm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ tiêu thụ than đá, khí tự nhiên và dầu. EU chiếm 14%, tiếp theo là Nga và Ấn Độ chiếm 5%.

  • Kỳ Thư (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,