221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1237495
G20 sẽ điều phối kinh tế thế giới
1
Article
null
G20 sẽ điều phối kinh tế thế giới
,
Nhóm G20 gồm các nước có nền kinh tế lớn sẽ đảm nhận vai trò mới như một tổ chức thường trực điều phối nền kinh tế thế giới, một thông báo của Nhà Trắng vừa khẳng định.  

Tổng thống Mỹ Barack Obama đứng cạnh Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Pittsburgh. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Barack Obama đứng cạnh Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Pittsburgh. (Ảnh: Reuters)

Sự thay đổi này sẽ cấp thêm quyền lực cho các nền kinh tế mới nổi, chứ không phải nhóm các quốc gia phát triển G8.

"Các lãnh đạo G20 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm đặt tổ chức này vào trung tâm của những nỗ lực để hợp tác cùng nhau, tạo dựng một sự phục hồi bền vững trong khi vẫn tránh được các điểm yếu tài chính dẫn tới khủng hoảng", trích thông báo trên.

"Hôm nay, các nhà lãnh đạo đã tán thành G20 là một diễn đàn hàng đầu về hợp tác kinh tế quốc tế".

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Anh Gordon Brown nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và hành động.

"Nếu không hành động một cách hòa hợp, nguy cơ sẽ là tăng trưởng thấp và ít việc làm trong nhiều năm", ông Brown phát biểu trên Sky News.

G20 đang nhóm họp ở thành phố Pittsburgh, bang Pennysilvia của Mỹ trong 2 ngày 24 và 25/9.

Với nhiều nền kinh tế lớn bắt đầu thoát khỏi suy thoái, sự chú ý nhằm vào G20 giờ đây sẽ chuyển sang bao giờ và bằng cách nào các chính phủ rút lại các gói kích thích kinh tế.

Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho hay, cải cách quy định tài chính là chủ đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của hội nghị. Tuy nhiên, giải quyết các bất cân bằng kinh tế toàn cầu cũng là một ưu tiên hàng đầu.

Tổng thống Obama đã dẫn đầu một chiến dịch nhằm giải quyết các bất cân bằng trong dòng chảy vốn toàn cầu, nỗ lực đảm bảo một sự bình ổn kinh tế dài hạn lớn hơn.

Đề xuất của Mỹ kêu gọi các nền kinh tế như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ thúc đẩy tiêu dùng nội địa để giảm thặng dư thương mại của họ. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu khuyến khích tiết kiệm hơn nữa để giảm thâm hụt ngân sách dài hạn.

Các quan chức EU cũng đã thông báo một thỏa thuận nhằm thay đổi cán cân bỏ phiếu trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mang lại lợi ích cho các nước mới nổi, chẳng hạn như Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc nắm giữ 3,7% số phiếu IMF, ít hơn so với Pháp (4,9%) mặc dầu nền kinh tế Trung Quốc hiện nay lớn hơn nền kinh tế Pháp 50%.

Gần trung tâm tổ chức hội nghị G20 ở Pittsburgh, cảnh sát đã phải bắn đạn cao su để trấn áp người biểu tình phản đối hội nghị. Cuộc họp G20 lần trước ở London hồi tháng 4 cũng bị phủ bóng bởi các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.

  • Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,