221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1239501
Liệu Nhật Bản có trở nên "phụ thuộc" vào Trung Quốc?
1
Article
null
Liệu Nhật Bản có trở nên 'phụ thuộc' vào Trung Quốc?
,

Một yếu tố nổi bật khi Thủ tướng Nhật Hatoyama nhậm chính là việc ông cam kết sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng ảm đạm về kinh tế.

Người Trung Quốc biểu tình phản đối việc Nhật thay đổi lịch sử trong sách giáo khoa năm 2005. (Ảnh:fofg.org)

Ông cũng hứa sẽ đưa Nhật Bản thoát dần khỏi quỹ đạo Washington mà hướng tới Bắc Kinh và các thủ đô láng giềng. “Chúng ta không nên quên bản sắc của chúng ta là một quốc gia nằm ở châu Á”, ông viết như vậy vài ngày trước cuộc bầu cử. Đặc biệt, ông chủ trương “hình thành một cộng đồng Đông Á”.

Trong cộng đồng đó, Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn nhất, cho đến lúc này. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ còn chưa đầy 1.000 tỷ đô la nữa là Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Á và thứ hai thế giới. Hatoyama cũng chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ sớm vượt qua đất nước ông. “Quy mô của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Nhật trong một tương lai không xa”, ông thừa nhận trong một bài viết của ông đăng trên tờ Times.

Bài viết này của Hatoyama đã để lộ ra cảm giác bị tụt lùi không thể tránh khỏi của Nhật Bản. Như Mary Kissel của tờ Wall Street Journal đã viết, ông tin rằng đất nước Nhật “sẽ chỉ co mình lại với sự thịnh vượng mà nó đã tích luỹ được từ quá khứ”. Vì vậy trong tầm nhìn của ông, Trung Quốc cuối cùng sẽ thống trị bất cứ một khối thương mại Đông Á nào. Những nước trong khu vực đã cơ cấu nền kinh tế của họ để phục vụ cho nền kinh tế Trung Quốc, bán nguyên liệu thô và các bộ phận rồi nhận về các thành phẩm.

Đối với Nhật, câu chuyện cũng có vẻ tương tự như vậy. Trung Quốc đã trở nên quan trọng với người Nhật hơn là Nhật với Trung Quốc. Năm 2008, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Nhật, Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ hai vào Trung Quốc và Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất vào Nhật. Tuy nhiên, Nhật lại không quá quan trọng như vậy với Trung Quốc: Họ chỉ là bạn hàng lớn thứ hai của Trung Quốc trong năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đứng đầu bảng trong danh sách các đối tác xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật.

Nếu Hatoyama thực hiện đúng những gì mình nói và gắn số phận Nhật Bản với Trung Quốc, đất nước của ông ta cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia "phụ thuộc" nữa của một nước đại Trung Quốc. Trong hơn một thế kỷ qua, dân tộc Nhật đã tự xem mình tách biệt khỏi châu Á. Tuy nhiên, người Nhật Bản, trong lịch sử xa xưa, đã từng trải qua thời kỳ quy thuận Trung Quốc, và có thể họ sẽ làm như vậy một lần nữa một ngày nào đó, nếu họ cảm nhận được Trung Quốc đang trỗi dậy và quốc gia của họ đang suy yếu.

Liệu có điều gì có thể ngăn cản Hatoyama đừng đưa đất nước của ông ta trở thành thuộc địa nữa của Trung Quốc không? Có thể trở ngại quan trọng nhất là ông Hatoyama khó có thể đưa ra bất cứ thay đổi nào. Theo cuộc thăm dò ý kiến lớn đầu tiên sau bầu cử, đảng của ông chỉ giành được 39% ủng hộ. Cuộc thăm dò này do báo nghiêng tả Asahi tiến hành còn cho thấy 81% công luận cảm thấy họ đã không bầu cho DPJ, mà đơn giản là chỉ bỏ phiếu chống lại thủ tướng Taro Aso và đảng Dân chủ Tự do của ông ta.

Hatoyama hiện giờ phải cẩn trọng trước cuộc bầu cử thượng viện dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm tới. Đảng DPJ của ông hiện đã nắm giữ thượng viện, nhưng lại thông qua một liên minh. Nếu ông ta muốn đảng của mình chiếm đa số, để từ đó có thể rộng đường điều hành chính phủ, ông ta sẽ phải mang lại cho công luận Nhật cái mà họ muốn. Cái mà họ muốn, hiển nhiên là những chính sách của LDP nhưng được thực hiện bởi những chính trị gia lão luyện, chỉn chu và trung thực. Chẳng có mấy người Nhật chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc.

Trên thực tế, Hatoyama đã bắt đầu quay lưng lại với những gì ông ta đã viết trên tờ Times bởi lo ngại về những tranh cãi ở nước ngoài về bài viết này. Song điều đó không có nghĩa là ông ta không nghiêm túc với những gì mình viết và dù sao đi nữa, đảng của ông cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn lập trường mà họ đã nêu ra trong thời kỳ tranh cử. Vì vậy, chúng ta có thể giả dụ như chính quyền Hatoyama sẽ gần gũi hơn với Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác trong những tháng tới. Nhưng DPJ sẽ không thể khiến Nhật Bản hòa nhập hoàn toàn với châu Á nếu không có những thay đổi bước ngoặt và gỡ bỏ rào cản thương mại. Trong khi đó, mong muốn của Hatoyama lại là bảo vệ nền nông nghiệp Nhật Bản, giống như những người tiền nhiệm LDP đã làm và điều này khiến cho việc tự do hóa thương mại là không thể khi mà những nước khác sẽ yêu cầu Nhật mở cửa thị trường lương thực nếu muốn họ mở cửa thị trường của họ cho Nhật.

Xu hướng bảo hộ của Hatoyama chỉ là một phần trong một xu thế lớn chống lại tự do hóa đang diễn ra ở châu Á. Các quốc gia Đông Á, do Trung Quốc dẫn đầu, đang đặt ra những rào cản tiền tệ và những giới hạn khác lên thương mại. Trong một khu vực - và một thế giới - nơi các quốc gia đang kết nối nền kinh tế của họ, thật khó tưởng tượng là Nhật sẽ đi đầu theo chiều hướng ngược lại. Xu thế chống tự do kinh tế của Hatoyama mâu thuẫn với tầm nhìn địa chính trị của ông là thân thiện hơn với các nước láng giềng. Nếu ông cố gắng thực hiện cả hai, ông sẽ khó có thể làm được gì ngoài sự thất bại.

  • Hạnh Khuê (Theo Forbes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,