221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1238726
Mỹ dừng lá chắn tên lửa, châu Á bị tác động gì?
1
Article
null
Mỹ dừng lá chắn tên lửa, châu Á bị tác động gì?
,

Tổng thống Mỹ Barack Obama và nội các của ông đã dài dòng giải thích lý do vì sao Mỹ lại bất ngờ thay đổi chiến lược xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Trong tiến trình đó, rất ít hoặc hầu như không nói gì về sự tác động của kế hoạch mới đến châu Á.


Một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. (Ảnh: New York Times)

Dù nói ra hay không, cả Trung Quốc và Nhật Bản phải đánh giá được hệ quả của động thái này bởi những gì mà Mỹ đề xuất với châu Âu theo các điều khoản của hệ thống phòng thủ tên lửa là giống với những gì đang diễn ra ở Đông Á, nơi hải quân Mỹ dựng lên chiến tuyến cho lá chắn tên lửa của Mỹ, được hậu thuẫn bởi số lượng ngày càng tăng các tên lửa đánh chặn và hệ thống radar hùng mạnh cả trên biển và đất liền.

Mới đây, Obama  tuyên bố ngừng triển khai 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một hệ thống radar ở CH Séc, hệ thống này đã được đề xuất xây dựng dưới thời cựu Tổng thống George W Bush.

Thay vào đó sẽ là một kế hoạch phòng thủ tên lửa khác dựa trên hệ thống cảm biến và tên lửa đánh chặn đặt căn cứ trên biển, đất liền đồng thời kết hợp cả trên không để đối phó với cái mà Obama gọi là “mối lo ngại cấp thiết nhất từ Iran đối với quân đội Mỹ và liên minh ở châu Âu”.

Tuyên bố của Mỹ huỷ bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa dường như quá vội vã. Lý do Obama không nán lại quyết định này ít nhất cho đến sau chuyến công du châu Á vào tháng 11 tới là một bí ẩn. Chuyến công du của Obama bao gồm tham dự APEC ở Singapore cũng như thăm Trung Quốc, và có thể là cả Nhật Bản, Hàn Quốc.

Gây khó cho Trung Quốc?

Khi động đến lợi ích an ninh, kinh tế của Mỹ, Trung Quốc- chứ không phải Nga, là ưu tiên hàng đầu của Obama. Và động thái của CHDCND Triều Tiên, chứ không phải sự giả bộ hiện nay của Iran, là những điều khiến Mỹ phải bận tâm về kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo suốt 5 năm qua.

Quyết định này của Mỹ không đẩy châu Á vào tình thế lo ngại, thế nhưng nó cũng không phù hợp với những nỗ lực hiện nay của Mỹ nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc vào thời điểm mà CHDCND Triều Tiên đang là điểm nóng ở Đông Bắc Á. Obama đang thể hiện thiếu sự tính toán, và đây chính là sức nặng cho mối quan hệ Trung - Mỹ . Việc làm cho Trung Quốc  không hài lòng  quả  là ý tưởng thiếu khôn ngoan bởi Bắc Kinh coi sự thất bại này là cơ sở để đánh giá và dự đoán  tính không kiên định, và thậm chí là không thể tin cậy.

Không nên xem nhẹ những quan ngại của Trung Quốc, nhất là khi Mỹ đang từng bước làm gì đó phản ánh chiến lược đáng ngờ của Hải quân Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Bởi vì mỗi khi hai bên cùng ngồi trao đổi quan điểm, có quá nhiều vấn đề nhạy cảm.

Phạm vi phân định đã được giải thích vào tháng trước khi phó cục trưởng Cục Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Guan Youfei và ông Randolph Alles, giám đốc cục chiến lược và chính sách Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, gặp gỡ tại Bắc Kinh nhằm thảo luận những gì đã xảy ra gần đây trên biển Đông và Hoàng Hải. 

“Trung Quốc cho rằng việc không quân Mỹ liên tục giám sát cũng như hoạt động khảo sát ở vùng kinh tế đặc quyền của Trung Quốc đã dẫn đến sự đối đầu quân sự giữa 2 bên”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: “Cách giải quyết những va chạm hàng hải giữa Mỹ và Trung Quốc là Mỹ nên thay đổi các chính sách khảo sát và do thám chống lại Trung Quốc.

Rõ ràng điều này hoàn toàn trái với tuyên bố mơ hồ mới đây nhất của Mỹ. “Cách tiếp cận mới về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu cho phép Mỹ đối phó một cách linh hoạt hơn khi có những mối đe dọa tấn công mới và những mối đe dọa cũ nhạt dần”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates viết gần đây trên tờ New York Times.

Trung Quốc không thể làm ngơ trước cụm từ đầy hàm ý này “linh hoạt hơn” có nghĩa nó không chỉ giới hạn với những đe doạ ở châu Âu. Hơn nữa, thông qua bước chuyển hướng đột ngột kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu, Trung Quốc băn khoăn liệu Mỹ có  dàn xếp một kịch bản tương tự trước ngưỡng cửa của Trung Quốc hay không .

Từ khi tái đàm phán Hợp tác Chính sách Phòng thủ ở Bắc Kinh vào tháng Hai vừa rồi, Trung Quốc luôn kiên định với thông điệp rằng nước này quan tâm nối lại quan hệ quân sự với Mỹ, vốn đã suy giảm trầm trọng sau khi Mỹ quyết định bán tên lửa Patriot và một số thiết bị quân sự khác cho Đài Loan.

“Mối quan hệ quân sự Trung -Mỹ vẫn còn nhiều vướng mắc. Chúng ta chờ đợi Mỹ đưa ra phạm vi cụ thể cho việc nối lại và phát triển quan hệ quân sự của chúng ta” Thiếu tướng Qian Lihua, người phụ trách chính sách đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói.

Hệ thống lá chắn chống tên lửa đặt căn cứ ở Alaska chứng tỏ rằng châu Á là nơi mà Mỹ coi là mối đe doạ an ninh lớn nhất của họ, trong khi các nhà bình luận cho rằng nó ít đe doạ hơn và chỉ cho thấy Mỹ đã phung phí quá nhiều tiền vào hệ thống lá chắn này.

Nhật Bản bất an

Còn về Nhật Bản, nơi chính phủ mới đang hình thành, Thủ tướng Yukio Hatoyama không có nhiều thời gian để chuẩn bị  cho thông báo bất ngờ này. Ông đã quả quyết với Mỹ rằng mặc dù có bước điều chỉnh mới, Nhật Bản vẫn coi trọng mối quan hệ chiến lược với Mỹ.

Tuy nhiên, hiện tại, ông Hatoyama chắc chắn đã nghe các thành viên đảng ông cũng như một số người khác trong chính phủ liên minh của ông phàn nàn rằng bước thay đổi đổi ngột chiều hướng của Mỹ ở châu Âu sẽ khiến Nhật Bản lúng túng.

Hatoyama đang chịu áp lực bởi  một số thành viên Đảng Dân chủ Nhật Bản của ông nhắc nhở rằng ông không giữ vững cam kết trong chiến dịch của ông là một nhân tố cho sự thay đổi thực chất ở Nhật Bản nếu ông không cắt giảm chi tiêu quốc phòng, cũng như việc ông tiếp tục ủng hộ nguyên trạng các điều khoản của liên minh Mỹ- Nhật.

Chẳng hạn, thành viên Đảng Dân chủ Nhật Bản ông Tsuyochi Yamaguchi coi quyết định này của Mỹ như một cơ hội để nhắc nhở Thủ tướng Hatoyama rằng lá chắn chống tên lửa hiện nay của Mỹ không đơn giản chỉ là bảo vệ Nhật Bản như nhiều người từng mong đợi.

Mặt khác, Hatoyama có lẽ sẽ không cảm thấy dễ dàng khi phải nghi ngờ gì về độ tin cậy cũng như khả năng của công nghệ chống tên lửa của Mỹ bởi vì Nhật Bản đang tham gia với Mỹ trong việc phát triển lá chắn tên lửa đánh chặn trên mặt đất cùng nhiều thứ khác nữa. Tuy nhiên ông không thể làm ngơ trước thực tế là Ba Lan đã bị đột ngột bỏ rơi.

Vì vậy, khi các lãnh đạo cũ và mới đến Mỹ tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc hồi tuần trước, họ đã có những mối bận tâm kín đáo riêng về quyết định của Obama.

  • Quốc Toản (theo Atimes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,