221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1242459
Mỹ và cái bóng của liên minh Đông Á
1
Article
null
Mỹ và cái bóng của liên minh Đông Á
,

Liệu Mỹ, hiện giờ vẫn tự cho mình cũng là một thế lực mạnh ở Đông Á, có được một vai trò hạt nhân trong cái gọi là cộng đồng Đông Á không?

Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Ảnh: Asian eye)

Thượng đỉnh Đông Á (EAS), một diễn đàn địa chính trị có Ấn Độ, Trung Quốc và cả Nhật Bản, đã bị chậm lại một năm. Cuộc gặp thường niên lần thứ tư của các nhà lãnh đạo EAS, mà Thái Lan dự định tổ chức vào cuối tháng 10 này, lẽ ra đã diễn ra từ năm ngoái. Khủng hoảng chính trị nội bộ Thái Lan là nguyên do của sự chậm chễ này và người ta vẫn nhớ hình ảnh những người biểu tình Thái Lan phá hỏng hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4 năm ngoái.

Sự khôn ngoan về chính trị sẽ khiến người ta tránh đưa ra những đánh giá về việc sự chậm trễ này liệu có phải là một điều may mắn với diễn đàn EAS gồm 16 nước này. Tuy nhiên, hiện người ta đang tập trung chú ý vào hai tầm nhìm chính trị mới về Đông Á, tuy rằng hai tầm nhìn này vừa chồng chéo nhau vừa cạnh tranh lẫn nhau. Hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra có thể sẽ bị phủ bóng bởi những “tầm nhìn” này.

Thủ tướng Australia Kevin Rudd, người nhậm chức sau cuộc gặp của EAS ở Singapore năm 2007, đã đề xuất ý tưởng về Cộng đồng châu Á Thái Bình Dương. Gần đây hơn, thủ tướng mới của Nhật, Yukio Hatoyama, đã nêu ra ý tưởng Cộng đồng Đông Á. Một câu hỏi logic sẽ xuất hiện là liệu Mỹ, hiện giờ vẫn tự cho mình cũng là một thế lực mạnh ở Đông Á, có được nhắc đến như vai trò hạt nhân của những cộng đồng này.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào cuối năm nay ở Singapore. Sau đó ông cũng sẽ dự hội nghị giữa Mỹ và các nước ASEAN. 10 nước ASEAN tự hào là “đầu tàu” trong EAS và chủ trì các hội nghị khác của Đông Á. Việc này cộng với việc Obama mới đoạt giải Nobel hòa bình được coi là sẽ nâng cao vị thế nước Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Singapore.

Tâm điểm chú ý của hội nghị rất có thể sẽ là việc ông Rudd và Hatoyama sẽ phát triển những ý tưởng mình đưa ra như thế nào. Sẽ là một sự thoái troài về chính trị nếu những nhà lãnh đạo này rụt rè trong việc làm bật những ý tưởng của họ tại cuộc họp của EAS vào cuối tháng này ở Thái Lan. Hiện giờ, người ta vẫn chưa biết liệu ông Rudd và Hatoyama có thuyết phục được những nhà lãnh đạo khác của EAS hay không, nhưng rõ ràng là nước Mỹ đang cảm thấy họ bị che lấp bởi những ý tưởng này.

Trong bối cảnh hiện nay, những đặc trưng nổi bật của hai ý tưởng này là gì? Câu trả lời không dễ tí nào, bởi vì ông Hatoyama vẫn giữ bí mật con át chủ bài của mình. Ông chưa hề xác định ý tưởng một Cộng đồng Đông Á về mặt địa lý hay địa chính trị. Có 3 câu hỏi cần được nêu ra.

Liệu Cộng đồng này có giống với khuôn khổ ASEAN+3 đang có với một cơ cấu và chức năng được thể chế hóa? ASEAN+3 bao gồm 10 nước Đông Nam Á cộng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những cường quốc Đông Bắc Á đã có mối quan hệ lâu dài với các nước ASEAN.

Câu hỏi thứ hai là liệu Cộng đồng của ông Hatoyama có giống với diễn đàn EAS với những chương trình nghị sĩ chiến lược và chính trị. Hiện tại EAS là một diễn đàno có thể thảo luận bất cứ vấn đề gì về hợp tác và xung đột giữa 16 nước tham gia. Những nước ASEAN+3 cùng với Ấn Độ, Australia và New Zealand đã lập thành EAS. Cho đến nay, diễn đàn EAS, vẫn giới hạn các hoạt động của mình trong các vấn đề kinh tế xã hội mà không bàn đến thách thức chính trị toàn cầu và trong khu vực. Câu hỏi cuối cùng là liệu Cộng đồng Đông Á có dành cho Mỹ một vị trí quan trọng, vốn vẫn là một nhân vật hăng hái trong khu vực?

Nhật Bản vẫn là đồng minh chính của Mỹ. Nhưng ông Hatoyama đã không giấu giếm mong muốn lái Tokyo đi theo hướng tiến tới một mối quan hệ bình đẳng với Washington. Tất nhiên là Nhật Bản vẫn ưu tiên quan hệ song phương với Mỹ. Với ý tưởng về Cộng đồng Đông Á, ông Hatoyama đã nhấn mạnh rằng ông “không có ý định gạt Mỹ ra”. Người phát ngôn Nhật Bản Kazuo Kodama đã nói với các phóng viên rằng ông Hatoyama đã vạch ra ưu tiên cho một “chủ nghĩa khu vực rộng mở”.

Ông Rudd không để cho ai phải đoán mò về vị trí của Mỹ trong tầm nhìn về Cộng đồng châu Á Thái Bình Dương của ông. Tất nhiên là không cần phải nói về việc có hay không vị thế của Mỹ trong cộng đồng này, cũng như vị trí của Mặt trời trong hệ mặt rời. Ngoài Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ cũng ủng hộ sáng kiến cộng đồng Đông Á của ông Rudd. Trong phát biểu đã được ASEAN tán thành, ông Rudd cho rằng Cộng đồng sẽ đối mặt với tất cả thử thách khu vực, bao gồm cả những vấn đề có quy mô toàn cầu. Các chủ đề cũng sẽ được trải theo chiều rộng, bao gồm cả những vấn đề chính trị nhạy cảm.

 Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ là tâm điểm trong việc hình thành và phát triển một kiểu Cộng đồng ở Đông Á. Một câu hỏi liên quan là liệu Mỹ có muốn dùng con bài Ấn Độ để chơi lại Trung Quốc hay không, khi mà Nhật Bản của ông Hatoyama đang nghiêng về phía Bắc Kinh. Huang Jing, một chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung đóng tại Singapore đã nói về vấn đề này như thế này: “Chính phủ mới ở Nhật đã nói rằng rằng họ muốn trở lại với châu Á, chủ yếu bởi vì họ muốn độc lập hơn với Mỹ. Họ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc… Hiến pháp Nhật là một hợp đồng hôn nhân giữa Mỹ và Nhật. Nếu bạn thực sự muốn viết lại bản hợp đồng này, toàn bộ cuộc hôn nhân cũng sẽ phải được xem xét lại… Nếu chính phủ mới ở Nhật chỉ muốn một mối quan hệ bình đẳng với Mỹ, điều đó không có vấn đề gì”.

Xét về vai trò của Trung Quốc trong mối quan hệ Mỹ-Nhật, Huang nói: “Khi họ gặp nhau lần đầu tiên ở New York, ông Hatoyama đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về ý tưởng cộng đồng Đông Á. Phản ứng của ông Hồ Cẩm Đào rất cẩn trọng. Lý do rất đơn giản. Mỗi khi Nhật Bản muốn có những bước thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại, nó luôn bao gồm yếu tố Mỹ trong đó. Mặc dù Nhật Bản rất quan trọng trong chương trình nghị sự đối ngoại của Trung Quốc, đối tác quan trọng số một vẫn là Mỹ… Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ phát triển bất kể mối quan hệ nào với Nhật mà họ lại phải trả giá trong quan hệ với Mỹ”.

Trong tam giác quan hệ Ấn –Trung-Mỹ, ông Huang nói: “Thực tế mà nói, có 3 nhân tố khiến Trung Quốc không phải lo lắng gì về quan hệ của Ấn Độ với Mỹ và Nhật. Thứ nhất, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập. Thứ hai, có những xung đột căn bản về lợi ích trong quan hệ Mỹ và Ấn Độ (về vấn đề hạt nhân) và quan hệ Ấn Độ với thế giới phát triển, xét về thương mại, biến đổi khí hậu, năng lượng, công nghiệp hóa… Vì vậy, trừ phi những vấn đề này được giải quyết, Ấn Độ sẽ rất khó phát triển được những mối quan hệ đáng kể với bất cứ một nước phát triển nào… Và nhân tố thứ ba là Trung Quốc và Ấn Độ có những lợi ích chung nhiều hơn về sự ổn định khu vực và những vấn đề an ninh, đặc biệt là sau những vụ bạo loạn ở Tân Cương… Vì vậy, tôi tin rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đi theo hướng hòa hợp hơn là chia rẽ”.

 

  • Hạnh Khuê (theo The Hindu)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,