221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1241606
Nobel Hòa bình giúp gì cho nạn nhân chất độc da cam?
1
Article
null
Nobel Hòa bình giúp gì cho nạn nhân chất độc da cam?
,

Việc Obama luôn cam kết tạo ra thay đổi tại Mỹ và vừa nhận giải Nobel Hòa bình có thể giúp gì được những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam?

* Bài viết của nhà báo Dave Lindorff hoạt động tại Philadelphia, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2006 có tên "Trường hợp luận tội".

Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam có thể trông đợi được ở tổng thống Mỹ Barrack Obama (Ảnh: chicagoist.com, AP,  David Guttenfelder)
Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam có thể trông đợi điều gì ở Tổng thống Mỹ Barrack Obama? (Ảnh: chicagoist.com, AP, David Guttenfelder)
Chất độc da cam đã và đang cướp đi những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Nhưng, những người gây ra tội lỗi đó lại tỏ ra hết sức thờ ơ với những yêu cầu chân chính của họ. Và một nhà lãnh đạo luôn cam kết tạo ra những thay đổi tại Mỹ và vừa nhận giải Nobel Hòa bình có thể giúp được gì cho những con người xấu số kia hay không? Hay giải Nobel sẽ trở thành một thứ biểu tượng chỉ để bàn bạc trên các trang báo?

Ngày 13/10, tờ New York Times đã đưa một câu chuyện mang tên “Cửa mở với những quyền lợi của người nhiễm chất độc da cam", đây là một tin vui đối với nhiều cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tại Đông Dương. Bài báo viết, 38 năm sau khi ngừng rải thuốc diệt cỏ có chứa chất độc dioxin chết người lên phần lớn miền Nam Việt Nam, thì giờ đây, Lầu Năm Góc đang thừa nhận những gì các cựu chiến binh từ đâu đã đòi hỏi: ngoài 13 loại bệnh được xác định khi tiếp xúc với loại hóa chất này, Lầu Năm Góc giờ đây cũng chịu trách nhiệm cho ba căn bệnh khác – Parkinson, các bệnh tim do thiếu máu cục bộ và bạch cầu dạng tế bào có lông (hairy-cell leukemia).

Theo chính sách mới của Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ (VA), thì VA sẽ bắt đầu chăm sóc miễn phí cho bất cứ cựu chiến binh nào trong số 2,1 triệu người tham gia cuộc chiến, những người có thể chứng minh được rằng họ đã bị tổn thương do tiếp xúc với chất độc da cam.

Đây là một bước tiến muộn nữa sau nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của các cựu chiến binh tham gia cuộc chiến Việt Nam trong việc hối thúc Bộ Quốc phòng Mỹ và VA thừa nhận trách nhiệm đã đầu độc họ và gây ra những di chứng vĩnh viễn đối với họ và cả con cháu họ nữa. Dioxin, một trong những chất độc nhất con người từng biết đến, vẫn được nhận biết là gây ra nhiều căn bệnh quái ác như những bệnh liên quan đến miễn dịch, ung thư, và làm dị dạng thai nhi.
 
Ngoài ra cũng có cảnh báo về cách giải quyết của Lầu Năm Góc và Chính phủ Mỹ đối với những rủi ro khác do việc sử dụng những chất độc trên chiến trường gây ra – đáng kể nhất là việc sử dụng ngày càng phổ biến uranium nghèo (phụ phẩm của quá trình làm giàu uranium) trong bom, súng cối, đạn dược. Điều này thể hiện sự thiếu quan tâm tới những ảnh hưởng sức khỏe của binh lính và dân thường, phủ nhận quyền được cung cấp thông tin của binh lính, phủ nhận việc chăm sóc những nạn nhân cuối cùng.

Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là bài báo của tạp chí Times của nhà báo chuyên viết về các vấn đề quân đội James Dao, trong đó có nhắc đến vai trò phá rối mà chính phủ đã làm trong suốt cả cuộc chiến, có vẻ là tài liệu duy nhất đề cập tới con số lớn hơn các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam và nhắc tới sự thẳng thừng từ chối bất cứ trách nhiệm nào của Chính phủ Mỹ đối với những gì mình đã làm với người dân Việt Nam.

Theo bài báo, VA ước tính có khoảng 200.000 cựu chiến binh Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh liên quan đến chất độc da cam. Còn tại Việt Nam, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Trong vụ kiện của những người đại diện nạn nhân Việt Nam – vụ kiện đã bị từ chối bởi chánh án tòa án Liên bang Mỹ, và cho rằng “không có cơ sở nào cho những đòi hỏi đó” - thì vẫn có ít nhất 3 triệu người Việt Nam, và có thể là khoảng 4,8 triệu người, đang phải chịu những căn bệnh liên quan tới chất độc da cam giống như những cựu chiến binh Mỹ và con cái của họ. Ước tính có khoảng 800.000 người ở miền Nam Việt Nam, hoặc con cái của họ, hoặc bố mẹ, ông bà họ hiện đang phải gánh chịu những vấn đề sức khỏe kinh niên do tiếp xúc với chất độc da cam. Hầu hết trong số những nạn nhân này, một số thì chậm phát triển, số khác lại không thể đi lại hay không thể cử động được tay chân, và luôn cần sự chăm sóc.

Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Mỹ, một tổ chức mà thành viên bao gồm đa số các cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam, đã đưa ra yêu cầu đòi Chính phủ Mỹ phải cung cấp tài chính cho việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hướng nghiệp, chăm sóc nạn nhân mắc các bệnh mãn tính, chăm sóc nhà cửa và cung cấp trang thiết bị để dọn sạch những điểm nóng dioxin tại Việt Nam – một đề nghị mà Quốc hội và Nhà Trắng vẫn luôn luôn thờ ơ. Các cuộc kiểm tra đã cho thấy mức độ dioxin quanh ba trụ sở chính của Mỹ trước đây ở miền Nam Việt Nam cao gấp từ 300-400 lần mức độ an toàn cho phép. Mỹ đã đổ lượng lớn chất độc da cam trên nhiều dặm xung quanh căn cứ để phá hủy những khu rừng mà bộ đội Việt Nam có thể sử dụng để tiếp cận những cơ sở này. Nhưng những thứ được đổ xuống vẫn chưa bao giờ được làm sạch kể từ khi quân Mỹ rút đi.

Một tổ chức khác, Friendship Village Project USA Inc., bao gồm các cựu chiến binh Mỹ, trong đó có cả cựu bác sĩ quân y, đã gây quỹ giúp ổn định cộng đồng tại Việt Nam để chăm sóc cho các nạn nhân chất độc da cam.

Trở lại Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong trận đánh khốc liệt nhất của cuộc chiến Thái Bình Dương, một sĩ quan của Lầu Năm Góc đã cho rằng yêu cầu cho phép sử dụng thuốc diệt cỏ của quân đội chống lại các đảo của Nhật Bản và Thái Bình Dương, sẽ là trái Công ước Hague (tiền thân của Công ước Geneva). Ông cho rằng việc cố phá hoại mùa màng của dân thường trên những hòn đảo này là đã phủ nhận quyền có được lương thực với quân đội Nhật và sẽ gây nên tội ác chiến tranh.
 
Thế nhưng, Mỹ vẫn tiếp sử dụng chất diệt cỏ, với lý do rằng mặc dù điều này là trái pháp luật, nhưng Mỹ vẫn có thể tự do hành động, bởi trước đó Nhật đã vi phạm luật pháp chiến tranh khi sử dụng Stricnin (chất độc dùng với liều rất nhỏ để kích thích thần kinh) để giết những chú chó canh gác của quân đội tại Siberia. Theo quy định trong chiến tranh, nếu một bên vi phạm quy định, thì bên kia không cần phải tuân thủ quy định đó nữa.

Nhưng quân đội Việt Nam chưa bao giờ sử dụng chất độc đối với binh lính Mỹ hay với các lực lượng miền Nam Việt Nam. Vậy lý do gì mà Mỹ lại tiến hành những hành động hủy hoại đất nước và con người Việt Nam? Trong cuộc chiến ở Việt Nam, Lầu Năm Góc thậm chí còn chưa bao giờ từng cân nhắc việc phun chất diệt cỏ cực độc trên hơn 1,4 triệu ha - 12% tổng diện tích đất của Việt Nam và gần 25% của miền Nam Việt Nam.

Hơn thế nữa, trước khi bắt đầu chiến dịch "làm rụng lá", qua các nghiên cứu, Lầu Năm Góc đã biết rằng chất độc da cam có pha hàm lượng lớn chất đioxin có thể gây chết người. Nhưng, mặc kệ những nghiên cứu ấy, Chính phủ Mỹ không hề cảnh báo binh lính, những người hàng ngày phải tiếp xúc chất hóa học này, hay những người được cử đi chiến đấu ở những khu vực vừa được “tưới đẫm” thuốc diệt cỏ. Chừng nào Chính phủ Mỹ còn phủ nhận những quyền cơ bản nhất của quân đội nước mình, thì có lẽ việc nghĩ tới tội ác chiến tranh là gì có vẻ còn quá xa vời đối với họ.

Những bi kịch còn chưa kết thúc ở Việt Nam. Đất nước này sẽ là địa điểm tốt để Tổng thống Obama bắt đầu thể hiện rằng ông xứng đáng với giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay. Ông có thể khởi động chiến dịch hòa bình của mình bằng việc tôn trọng lời hứa vẫn chưa được hoàn thành của tổng thống Richard Nixon rằng Mỹ sẽ hỗ trợ tái thiết Việt Nam khi kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình sau cuộc chiến. Mỹ vẫn chưa hề có động thái nào đáng kể để bù đắp cho những nỗi đau khôn cùng của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Đó là một thực tế đáng thất vọng!
  • Đình Ngân (Theo Counter Punch)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,