221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1240784
Trong khủng hoảng, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thương mại toàn cầu
1
Article
null
Trong khủng hoảng, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thương mại toàn cầu
,

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều quan tâm đến những mặt hàng giá rẻ hơn, và điều này tất yếu làm cho Trung Quốc có được phần thị trường lớn hơn từ tay các đối thủ xuất khẩu cạnh tranh, làm tăng thêm ưu thế của nước này trong thương mại quốc tế.

Một công nhân tại xưởng may tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh: NYtimes)
Một công nhân tại xưởng may tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh: NYtimes)
Trung Quốc đang giành được phần lớn hơn của miếng bánh đang co hẹp lại của thị trường thế giới. Thương mại thế giới đã giảm mạnh trong năm nay vì suy thoái, còn người tiêu dùng thì đang đòi hỏi những thứ hàng hóa giá rẻ tiền hơn. Bắc Kinh, với quyết tâm giữ cho cỗ máy xuất khẩu của mình tiếp tục đà đi lên, đang tìm cách để thỏa mãn yêu cầu đó.

Các nhà sản xuất của Trung Quốc đang giảm giá mạnh mẽ, điều này vừa cho phép Trung Quốc giành sân tại những thị trường truyền thống, lại vừa mở ra con đường tiếp cận những thị trường mới.

Trong 7 tháng đầu năm 2008, chỉ có khoảng 15% hàng hóa nhập khẩu của Mỹ là từ Trung Quốc. So với cùng kỳ năm nay, tỷ lệ này đã tăng lên mức 19%. Trong khi đó, tỷ lệ hàng nhập khẩu của Mỹ từ Canada lại giảm xuống còn 14,5%, từ mức gần 17% trong cùng giai đoạn này.

Bên cạnh việc tăng thị phần tại thị trường châu Mỹ, Trung Quốc còn đang gia tăng giá thị xuất khẩu  tại một số ngành. Ví dụ, theo Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu (Global Trade Information Services) tính đến hết tháng 7 năm nay, đồ may mặc thêu đan nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã tăng 10%, trong khi mặt hàng nhập khẩu này từ Mexico, Honduras, Guatemala và El Salvador giảm từ 19%-24% ở mỗi nước. Điều tương tự cũng xảy ra trên khắp thế giới từ Nhật Bản cho tới Italia.

Trong nửa năm đầu 2009, Trung Quốc xuất khẩu 521 tỷ USD hàng hóa bao gồm quần áo, đồ chơi, đồ điện tử, ngũ cốc, và những hàng hóa khác ra thế giới. Cũng theo Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, mặc dù con số đó cũng cho thấy mức giảm 22% kể từ nửa đầu năm 2008, nhưng so với những nhà xuất khẩu lớn khác thì Trung Quốc vẫn tỏ ra có lợi thế hơn. Xuất khẩu của Đức giảm 34% trong cùng giai đoạn, còn của Nhật giảm 37%, Mỹ giảm 24%.

Thị phần của Trung Quốc có được hầu hết từ sự suy giảm của các nước như Nhật Bản, Italia, Canada, Mexico, và Trung Mỹ trong các ngành mà Trung Quốc từ lâu vẫn nỗ lực chiếm ưu thế. Thị phần hàng nội thất nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng 54%, từ mức 50% năm ngoái, trong khi cùng loại sản phầm này nhập khẩu từ Canada và Italia lại giảm tới 40% so với năm trước. Ở châu Âu, hàng dệt may và thêu thùa Trung Quốc cũng vươn lên tại những nước lớn, sau khi thời hạn hạn ngạch kết thúc vào tháng 1. Cách đây không lâu, Romani là nước xuất khẩu giầy chính sang Italia, còn bây giờ, vị trí đó được trao cho Trung Quốc.

Nhật Bản từng phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng điện tử sang Mỹ, nhưng, trong thập kỷ qua, cứ mỗi năm nước này lại mất 1 phần thị trường vào tay Trung Quốc. Năm nay cũng không phải là sự khác biệt. Năm 1999, hàng điện tử xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ chiếm tới 18% thị trường này, thì nay giảm xuống chỉ còn 7%.

Nguyên nhân

Một lý do là khả năng nhà sản xuất Trung Quốc có thể nhanh chóng hạ giá sản phẩm bằng việc cắt giảm lương của công nhân và các chi phí sản xuất khác. Các ông chủ xí nghiệp tại đây cho hay, người tiêu dùng Mỹ muốn có giá thấp, và họ đơn giản chỉ làm những gì thỏa mãn nhu cầu đó. Trung Quốc sản xuất với một danh mục hàng hóa phong phú có giá thành thấp và thiết yếu, nên, theo các nhà phân tích, xuất khẩu của nước này sẽ còn tương đối ổn định trong giai đoạn suy thoái và sau đó nữa.

Việc hết hạn hạn ngạch tại nhiều nước trên thế giới năm nay cũng cho phép Trung Quốc tăng sự thâm nhập thị trường của mình.

Nhưng điều quan trọng không kém là các chính sách của chính phủ hỗ trợ ngành xuất khẩu thông qua các tín dụng thuế và hảng tỷ đô la khoản vay lãi xuất thấp từ các ngân hàng nhà nước.

Những người khổng lồ xuất khẩu như Đức đang phải chịu mất mát lớn khi nhu cầu đối với những thiết bị nặng, ô tô, và những hàng hóa xa xỉ trở nên yếu ớt. Nhưng giá trị xuất khẩu từ các nước sản xuất dầu lửa, như Nga và Ả rập Xê út, còn giảm mạnh hơn.

Một lý do là giá dầu đã giảm mạnh từ mức kỷ lục năm 2008. Thêm vào đó, giá dầu lại được tính bằng đồng đô la và giá trị đồng đô la thì lại mất giá đáng kể, nên giá trị nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia này cũng giảm theo. Nga đã giảm 45% lượng xuất khẩu dầu ra thế giới. Trong khi đó, nhập khẩu của Mỹ từ Ả rập Xê út giảm 65%.

Thêm vào đó, sau khi để cho đồng nội tệ tăng giá với đồng đô la từ tháng 7 năm 2005, Trung Quốc lại một lần nữa gắn chặt đồng Nhâ dân tệ với đồng đô la. Khi đô la lại giảm giá so với những đồng tiền chủ chốt khác như Euro – khoảng 15% so với năm trước – thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc lại càng trở nên cạnh tranh hơn.

Phản ứng của thế giới

Giờ đây, các nước đều thấy rõ được sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, các nước lại đang có những phản ứng khác nhau trước những gì đang diễn ra và đã được dự báo sẽ tiếp tục như thế nào.

Các quan chức châu Ẩu lo ngại sự tràn vào của hàng hóa Trung Quốc yêu cầu điều tra chống bán phá giá.

Quỹ tiền tệ quốc tế đang kêu gọi Trung Quốc tái cân bằng nền kinh tế và cho phép đồng tiền này tăng giá so với những đồng tiền lớn khác.

Mỹ, nước nhiều năm qua vẫn phàn nàn về đồng nội tệ yếu của Trung Quốc và sự mất cân bằng thương mại nghiêm trọng, vẫn khá im lặng trong những tháng gần đây, mà theo các nhà phân tích, phần nào là do Washington đang cố gắng cải thiện quan hệ với Bắc Kinh trong thời điểm đang hết sức cần Trung Quốc mua các trái phiếu Mỹ.

Trung Quốc trong năm nay đã vượt qua Đức, trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Giờ đây, những khoản lợi nhuận từ phần thị trường này đang đe dọa tăng thêm xung đột thương mại với Mỹ và châu Âu. Ủy ban châu Âu hôm thứ 3 đã đề nghị kéo dài thời hạn đánh thuế chống bán phá giá với giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Về phần mình, Bắc Kinh lại lo ngại việc tăng giá đồng Nhân dân tệ có thể sẽ là một thảm họa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu và làm vỡ tính hiệu quả của gói kích thích mạnh tay từ chính phủ.

Nhưng các nhà lãnh đạo nước này cũng thừa hiểu sự cần thiết phải làm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu và hướng mạnh hơn tới người tiêu dùng trong nước. Thực tế, Trung Quốc vẫn sẵn sàng làm tăng chuỗi giá trị, bằng cách bán ra những hàng hóa có giá cao như những con chíp điện tử, máy bay và dược phẩm, tất cả sẽ tạo ra những công việc có mức thu nhập tốt hơn và giúp nền kinh tế khỏe mạnh hơn. Trong khi đó, chính các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng lo ngại rằng khi họ có được miếng bánh lớn hơn thì áp lực phải sản xuất hàng hóa giá rẻ có thể sẽ là gây hại cho họ và chất lượng sản phẩm.

  • Đình Ngân (Theo NYtimes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,