221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1239213
Trung - Nhật định bắt tay lập "Liên minh Đông Á"
1
Article
null
Trung - Nhật định bắt tay lập 'Liên minh Đông Á'
,

Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là những kẻ thù lớn của nhau kể từ khi Nhật Hoàng đưa quân đội vào xâm chiếm Trung Quốc hơn một thế kỷ về trước.

Chủ tịch Mao Trạch Đông nói chuyện với nông dân trong cuộc chiến tranh Trung Nhật năm 1937 (Ảnh:telegraph.co.uk)
Chủ tịch Mao Trạch Đông nói chuyện với nông dân trong cuộc chiến tranh Trung Nhật năm 1937 (Ảnh:telegraph.co.uk)
Nhưng trong một động thái khiến cả thế giới phải bất ngờ, hai quốc gia này đã bắt đầu đàm phán xây dựng một liên minh mới có thể khiến họ trở thành một thế lực quyền lực nhất trên thế giới.

Tokyo và Bắc Kinh đang thảo luận kế hoạch tạo ra một “Cộng đồng Đông Á,” giống như kiểu Liên minh châu Âu, điều sẽ giúp cải thiện quan hệ kinh tế và chính trị trong khu vực.

Đề nghị này mới đang trong giai đoạn phôi thai, nhưng những lĩnh vực hợp tác ban đầu có thể sẽ bao gồm tự do đi lại không cần visa, sức khỏe cộng đồng, và môi trường, trước khi dần tiến tới những vấn đề chính trị gai góc hơn và những chính sách chung về nông nghiệp hay quốc phòng.

Và cuối cùng, Đông Á có thể có một đồng tiền chung của riêng mình.

Sự cải thiện nhanh chóng quan hệ, kể từ sau khi đảng Dân chủ Nhật bản thắng cử ngày 30 tháng 8, đã trở thành một bất ngờ sau nhiều thế hệ luôn không ưa gì nhau giữa hai nước.

Những nỗ lực của thủ tướng mới nhậm chức,Yukio Hatoyama, nhằm xây dựng quan hệ mới với những láng giềng ở châu Á của Nhật Bản – trước đây liên tục bị cản trở bởi chính phủ cánh hữu tiền nhiệm – đang được coi là một dấu hiệu khác cho thấy chính quyền Nhật đang quay lưng lại với Washington, đồng minh đáng tin cậy nhất của Tokyo kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Hình ảnh về một liên minh kinh tế Đông Á với phần còn lại của thế giới có thể có tầm ảnh hưởng còn lớn hơn thế. Nhật Bản đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, còn Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba, mặc dù vị trí này có thể sẽ hoán đổi cho nhau trong vài năm tới. Robert Dujarric, giám đốc Viện nghiên cứu đương đại tại đại học Temple, Nhật Bản, nói: “Tôi nghĩ Nhật Bản đang cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, chứng tỏ quyết tâm lãnh đạo Nhật và mong muốn hợp tác, cũng như cải thiện quan hệ kinh tế và giải quyết những vấn đề lãnh thổ đang tồn tại.”

Nhưng Dujarric tin rằng còn có cả những lợi ích cho phương Tây khi mối quan hệ giữa Nhật Bản và phần còn lại của châu Á trở nên gần gũi hơn.

Căng thẳng giữa hai quốc gia bắt đầu từ năm 1894, khi Nhật đem quân xâm chiếm Trung Quốc và đánh bại quân đội nước này trong vòng 9 tháng. Năm 1937, quân đội thực dân Nhật quay trở lại và bắt đầu vơ vét đi tất cả trước khi chiếm Thượng Hải, Bắc Kinh và Nam Kinh, những nơi có tới 300.000 dân thường Trung Quốc bị quân đội Nhật Bản sát hại.

Một số người Nhật vẫn phủ nhận sự kiện trên đã từng diễn ra đó, và không hề cố gắng hàn gắn quan hệ hai nước.

Tại Trung Quốc, sự phẫn nộ của dân chúng đối với sự thống trị thực dân của Nhật là một khó khăn lớn trong tiến trình cải thiện quan hệ Trung – Nhật.

Một cuộc thăm dò ý kiến do báo People’s Daily cho thấy 2/3 người dân Trung Quốc ủng hộ hợp nhất sâu hơn tại châu Á, nhưng lãnh đạo Trung Quốc sẽ không liều lĩnh trước sự căm phẫn của nhân dân bằng việc đưa ra những dàn xếp vội vã với Nhật Bản.

Yang Jiechi, Bộ trưởng Ngoại giao, nói: “Trung Quốc sẽ tiếp tục thái độ “lĩnh hội” đối với hợp tác Đông Á với các bên liên quan. Trung Quốc là một trong số những nước đầu tiên ủng hộ việc xây dựng một cộng đồng Đông Á và vẫn luôn chủ động tham gia vào hợp tác Đông Á và quá trình hội nhập khu vực.”

Truyền thông Trung Quốc đã cho rằng chính người Nhật muốn thúc đẩy lại quá trình, có lẽ là một phần trong chiến lược tìm kiếm thêm ảnh hưởng ở châu Á.

Zhou Yongsheng, giáo sự Đại học Ngoại giao Trung Quốc chuyên nghiên cứu về Nhật Bản, nói: “Nhật Bản ban đầu không quan tâm tới kế hoạch này, nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nước này đã nhận ra rằng động lực của nền kinh tế của nó nằm ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi trong khu vực.”

Cũng có những sự phản đối ý tưởng mở rộng liên minh, có thể là do lien quan đến  đối thủ truyền thống khác của mình là Ấn Độ.

Lu Yaodong, phó giám đốc phụ trách vấn đề đối ngoại tại Viện nghiên cứu Nhật Bản của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc phát biểu trên báo 21st Century Business Herald: “Đề nghị về một liên minh Đông Á của Nhật Bản cho thấy Nhật Bản đang cũng cố vai trò lãnh đạo tại Đông Á.”

Ông Hatoyama được cho là đã đưa ra đề nghị này trong cuộc gặp đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại New York vào ngày 21 tháng 9, vài ngày sau khi ông nhậm chức.

Vấn đề một lần nữa được đề cập khi Bộ trương Ngoại giao Katsuya Okada gặp người đồng cấp phía Trung Quốc, Yang Jiechi, tại Thượng Hải tuần trước, và có thể sẽ lại được đưa ra trong chương trình nghị sự khi các lãnh đạo Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên có cuộc họp vào ngày 10 tháng 10 tới đây.

  • Đình Ngân (Theo telegraph.co.uk)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,