221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1243343
Trung Quốc đang chạy ma-ra-tông ngoại giao
1
Article
null
Trung Quốc đang chạy ma-ra-tông ngoại giao
,

Không có gì bất ngờ khi Bắc Kinh tiến hành một "đợt" ngoại giao mà nhiều người cho rằng nhằm làm giảm sức mạnh của một siêu cường toàn cầu đang suy yếu.

Ngay sau lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã tiến hành điều mà giới truyền thông trong nước vẫn diễn tả là "ma-ra-tông ngoại giao mùa thu".

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) bắt tay tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak (trái) và thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama trước cuộc họp ba bên tại Bắc Kinh vào ngày 10/10/2009 (Ảnh: Yonhap News, Bloomberg)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) bắt tay tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak (trái) và thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama trước cuộc họp ba bên tại Bắc Kinh vào ngày 10/10/2009 (Ảnh: Yonhap News, Bloomberg)

Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Triều Tiên, còn Phó Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến đi tới 5 nước châu Âu. Trước chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barrack Obama tới Trung Quốc vào tháng tới, thành viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Nguyên Triệu và Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) Từ Tài Hậu đang có chuyến thăm tới Mỹ.

Từ đầu tháng 10, các lãnh đạo cấp cao, trong đó có Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có những chuyến thăm cấp cao tới Bắc Kinh.

Trong khi những cuộc họp cấp cao hay những cuộc hội thảo này đều phục vụ những mục đích khác nhau thì nét chủ đạo vẫn vẫn là các vấn đề kinh tế. Với việc nền kinh tế chắc chắn tăng trưởng 8% trong năm nay, thành tựu kinh tế tốt nhất so với bất kỳ nước lớn nào, chính quyền của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lại càng hứng khởi tăng cường vị thế của nước này như một "cận siêu cường" có trách nhiệm trong cộng đồng thế giới.

Hơn thế nữa, trước cuộc gặp cấp cao Obama - Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh muốn tăng cường thế thương thảo của mình với Mỹ bằng việc nhấn sự công bằng đầy đủ trong nhóm "G-2". Vì thế gần như không có gì bất ngờ khi Bắc Kinh lại tiến hành một đợt ngoại giao mùa thu nữa nhằm làm giảm sức mạnh của siêu cường toàn cầu đang suy yếu kia.

Ngay sau cuộc diễu binh hoành tráng tại quảng trường Thiên An Môn ngày 1/10, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bay tới Bình Nhưỡng nhằm thuyết phục nước này trở lại bàn đàm phán sáu bên do Bắc Kinh chủ trì về vấn đề phi hạt nhân hóa. Trong khi Kim Jong-il vẫn nhắc lại cam kết trên lý thuyết về một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, thì nước này lại tuyên bố chỉ sẵn sàng trở lại bàn đàm phán đa phương khi có được những kết quả nhất định từ cuộc đàm phán với Mỹ.

Trước khi ông Ôn Gia Bảo tới Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã "phá lệ" khi công bố trong chương trình nghị sự sẽ viện trợ lương thực và nhiên liệu cho Triều Tiên. Dù vị thủ tướng không thể thúc giục Triều Tiên nhượng bộ, điều sẽ làm thỏa mãn Mỹ, Nhật Bản, hay Hàn Quốc, nhưng Trung Quốc có vẻ lại củng cố được khả năng trong việc sử dụng con bài Triều Tiên đối với ba nước kia.

Quyết định tăng cường ủng hộ Triều Tiên liệu có đồng nghĩa với việc rút khỏi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với nước này? Hay điều đó có nghĩa là Washington phải tiến gần hơn tới Bắc Kinh nếu muốn gia tăng áp lực buộc Triều Tiên phải ngừng chương trình hạt nhân hay trở lại bàn đàm phán?

Bắc Kinh có vẻ đang tin tưởng ở vai trò của mình trong việc làm chủ hai sự kiện diễn ra trong tháng này: cuộc gặp ba bên giữa các nguyên thủ quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc; và cuộc họp của thủ tướng các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Họ tin rằng điều sẽ củng cố thêm uy tín của nước này với tư cách là người ủng hộ tình hữu nghị và ổn định toàn cầu.

Cuộc gặp của các đại diện các nước Đông Á thu hút sự chú ý nhiều hơn bình thường vì sự ủng hộ tích cực của tân thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đối với việc tạo ra một Cộng đồng Đông Á (EAC). Tuy nhiên, phần vì EAC sẽ hợp tác với các nước thân Mỹ gồm Ấn Độ, Australia, và New Zealand, nên sự đáp lại của Trung Quốc vẫn còn khá lãnh đạm. Theo Liu Jiangyong, giáo sư đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh thì EAC có thể tồn tại được với quan điểm về kinh tế hơn là những quan điểm liên quan đến an ninh. Giáo sư Liu còn phê phán Tokyo vì đã "nhấn mạnh quá mức việc phát triển các chức năng của đồng minh Mỹ - Nhật, và rằng Nhật bản đã quá coi trọng các giá trị phương Tây".

Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo có vẻ lại quan tâm hơn với việc tạo ra một dạng đối tác chiến lược với Nhật Bản khi thuyết phục Tokyo không áp dụng hiệp ước phòng thủ Mỹ - Nhật với lãnh thổ Trung Quốc. Dù gì đi nữa, Bắc Kinh cũng luôn lo ngại về vai trò vẫn được cho là "gián điệp" chính của Washington trong chính sách can thiệp chống Trung Quốc của Mỹ. Có lẽ vì lý do này mà trong suốt cuộc nói chuyện tay đôi với Hatoyama, Ôn Gia Bảo đã đưa ra khả năng tiến thêm một bước trong quan hệ song phương bằng việc không ngừng đưa thêm vào các yếu tố chiến lược.

Cuộc họp thứ 8 của thủ tướng các nước thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã có những tiến bộ đáng kể về khả năng hiệp lực và sự tương đồng mục đích. Nguyên thủ quốc gia từ Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan đồng ý thắt chặt hợp tác thương mại và tài chính để đối phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một quỹ SCO đặc biệt đã được thành lập để giải quyết những khoản thâm hụt tài chính từ các dự án chung giữa các nước thành viên. Bắc Kinh cũng vừa cung cấp 10 tỷ USD để giúp đỡ các nước SCO gặp phải những khó khăn về kinh tế. Ngoài những nỗ lực hợp tác chống khủng bố, thủ tướng các nước SCO có vẻ không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, thực tế SCO vẫn là đối trọng với Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO) như ban đầu kể từ khi thành lập năm 2001.

Việc thủ tướng của các nước quan sát viên bao gồm Pakistan, Afghanistan và Iran tham gia vào cuộc thảo luận ở Bắc Kinh lại làm tăng thêm quy mô địa chính trị của nhóm này. Trong khi Bắc Kinh tránh xa mọi chỉ trích công khai về các chính sách của Mỹ đối với Afghanistan, Pakistan và Iran, thì SCO dường như lại phát đi bức thông điệp rằng, nếu Washington buộc phải rút khỏi Afghanistan và các điểm bất ổn gần đó, thì Bắc Kinh và các thành viên SCO khác có thể lấp chỗ trống còn lại.

Cũng quan trọng không kém là các cuộc đàm phán song phương giữa Putin và các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hai nước đã kí một hiệp ước thông báo với nhau về những kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó là những thỏa thuận thương mại trị giá 4 tỷ USD. Hơn thế nữa, Moscow cũng đồng ý bán cho Trung Quốc 70 tỷ m³ khí tự nhiên mỗi năm. Và điều đáng chú ý là trong đó có cả những thỏa thuận thanh toán một phần nào đó các giao dịch này bằng đồng nhân dân tệ và rúp. Dĩ nhiên, Trung Quốc cũng ký những thỏa thuận tương tự hồi đầu năm nay với một trong số bộ tứ mới nổi (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc-BRIC) là Brazil. Điều này lại càng củng cố thêm thông tin về việc Bắc Kinh và Moscow và một số nước khác đang chung tay "đả bại" quyền bá chủ của đồng đôla Mỹ.

Sự ganh đua quyền lãnh đạo giữa Trung Quốc và Mỹ cũng dễ dàng nhận thấy trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình với châu Âu - đặc biệt là trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Hungary, Bulgary and Romani. Kinh tế và tài chính vẫn là mục tiêu chính của chuyên thăm. Đơn cử, Tập Cận Bình đã nói trước một nhóm các chính trị gia và doanh nhân Hungary rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từ Hungary và cũng hy vọng các công ty Hungary sẽ tăng cường khám phá thị trường Trung Quốc.

Nỗ lực của Trung Quốc trong việc tranh thủ Trung và Đông Âu lại càng thuận lợi hơn nữa khi đúng lúc Obama bất ngờ tuyên bố Mỹ sẽ ngừng xây dựng lá chắn tên lửa ở Balan và Hungary. Các chính trị gia Cộng hòa Séc và Ba Lan, trong đó có cựu tổng thống Séc Vaclav Havel và cựu tổng thống Ba Lan Lech Walesa, đã đổ lỗi cho chính quyền Obama vì đã nhượng bộ trước Nga và để Đông Âu chịu tổn thương trước Moscow.

Vậy, chiến dịch ngoại giao mùa thu của Bắc kinh đã đạt được những kết quả gì? Ít nhất là trong ngắn hạn, chính quyền Obama có vẻ cũng tỏ lúng túng khi cố "gây ấn tượng" với Trung Quốc rằng Trung Quốc đang được đối xử công bằng như Mỹ. Điều này có vẻ lại càng củng cố thêm "chiến lược trấn an" mà các chuyên gia về Trung Quốc của Obama vẫn đang theo đuổi kể từ mùa hè. Lấy ví dụ, Obama đã từ chối gặp Dalai Lama trong suốt chuyến thăm gần đây của ông này tới Mỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1991 khi lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng không được gặp tổng thống Mỹ trong một chuyến thăm tới Washington.

Hơn thế nữa, có những hy vọng rằng sau chuyến thăm Mỹ cuả thành viên Bộ Chính trị Lý Nguyên Triệu và tướng Từ Tài Hậu, sự hợp tác Trung - Mỹ trong các lĩnh vực, trong đó có việc đạo tạo nhân sự cấp cao và xây dựng lòng tin quân sự có thể được củng cố.

Tuy nhiên, những thực tế trên không có nghĩa là chiến dịch ngoại giao này thành công ở mọi nơi. Cụ thể, Trung Quốc đang có những bất đồng về biên giới với Ấn Độ và Việt Nam.

Căng thẳng dọc biên giới Trung - Ấn đang nổi lên, thậm chí thành cuộc khẩu chiến giữa giới truyền thông hai nước. Đáng lưu ý là trong khi Ấn Độ vẫn là quan sát viên của Tổ chức hợp tác Thượng hải thì thủ tướng nước này lại không tham gia cuộc họp vừa qua của các nguyên thủ của nhóm tại Bắc Kinh.

Trong khi những "dự án" quân sự và ngoại giao có thể giúp cải thiện vai trò quốc tế của một cường quốc thì điều này có vẻ cũng khiến lý thuyết "nguy cơ Trung Quốc" đang trở nên thực tế hơn. Thêm vào đó, hình ảnh về một con rồng phun lửa có thể đáng sợ cũng có thể sẽ làm một số nước nghĩ tới việc có mối liên hệ mật thiết hơn với Mỹ - nước duy nhất có thể kìm chế tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.

  • Đình Ngân (Theo Asia Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,