221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1240999
Trung Quốc muốn "kìm chân" Ấn Độ?
1
Article
null
Trung Quốc muốn 'kìm chân' Ấn Độ?
,

Ngày 21 tháng 6, hai chiếc trực thăng quân sự của Trung Quốc bay trên bầu trời Demchok, xóm nhỏ trên dãy Himalaya dọc biên giới phía tây bắc Trung Quốc. Hai chiếc máy bay đã thả thức ăn đóng hộp xuống dải đất khô cằn đó rồi trở lại căn cứ ở Trung Quốc. 

Tranh chấp biên giới Trung-Ấn có thể leo thang thành cuộc xung đột lớn hơn?Trong ảnh, quân đội Trung Quốc gác vùng biên giới giữa Tây Tạng và bang Sikkim của Ấn Độ (Ảnh: Boylan / Reuters-Corbis , Newsweek)

Tranh chấp biên giới Trung-Ấn có thể leo thang thành cuộc xung đột lớn hơn? Trong ảnh, quân đội Trung Quốc gác vùng biên giới giữa Tây Tạng và bang Sikkim của Ấn Độ (Ảnh: Boylan / Reuters-Corbis, Newsweek)

Quân đội Ấn Độ cũng phát hiện được hai máy bay này trên màn hình, nhưng có vẻ điều này không đủ trở thành tin báo động. Những điều như thế cứ diễn ra trên vùng biên giới có chiều dài 4.057km hàng thập kỷ nay. Nhưng phải bắt đầu từ tháng 8, câu chuyện về việc Trung Quốc đưa quân vào Ấn Độ mới bắt đầu chiếm nhiều thời lượng của chuyên mục tin tức trên truyền hình và báo chí. 

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90.000km² thuộc bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Và hầu hết những tuyên bố này đều dựa trên lãnh thổ Tây Tạng. Phần lớn vùng đất ở dãy núi phía bắc Ấn Độ đã từng là một phần của Tây Tạng. Phần còn lại thuộc về các vương quốc nửa độc lập, khi đó vẫn bày tỏ trung thành với Lhasa. Và vì Tây Tạng là một phần của lãnh thổ Trung Quốc nên nước này có quyền tuyên bố những phần đất của Ấn Độ mà trong lịch sử thuộc về Tây Tạng là thuộc chủ quyền của mình, một tuyên bố ngày càng trở nên dễ bùng cháy hơn trong những tháng gần đây. 

Kể từ khi xảy ra cuộc bạo loạn tại Tây Tạng năm ngoái, tiến trình giải quyết tranh chấp biên giới bị ngừng trệ và tình hình đã chuyển sang hướng khác, đáng ngại hơn. Việc xuất hiện các cuốn băng video quay cảnh người Tây Tạng đánh nhân viên trông cửa hàng người Hán tại Lhasa và những thành phố Tây Tạng khác tạo ra những áp lực trong nước rất lớn cho Bắc Kinh. Lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng sự khích động của người Tây Tạng sẽ chỉ khuyến khích thêm bất ổn do những dân tộc thiểu số như người Uighurs ở Tân Cương, hay nhóm dân tộc Mông Cổ, đe họa sự thống nhất quốc gia của Trung Quốc.

Susan Shirk, cựu quan chức chính quyền Clinton và là chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc nói rằng, “trong quá khứ, Đài Loan là vấn đề chủ quyền chính còn Tây Tạng thì không đáng chú ý lắm". Giờ đây, theo Shirk, Tây Tạng lại là vấn đề chính của chủ quyền quốc gia, ngang hàng với Đài Loan. 

Những tranh luận ít được biết đến về đường biên giới trên bản đồ năm 1914, và vùng đất sỏi đá, khô cằn kia, gần như không đáng phải chiến đấu, có thể trở thành một đốm lửa châm ngòi cho một cuộc chiến giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân này. Và điều này khiến tranh chấp biên giới Trung - Ấn trở thành vấn đề được quan tâm không chỉ với hai bên liên quan. Mỹ và châu Âu cũng như phần còn lại của châu Á có lẽ cũng rất quan tâm, một cuộc xung đột liên quan tới Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến những sự đáp trả hạt nhân. Và nó có thể lôi kéo cả phương Tây vào, hoặc với vai trò là đồng minh trong việc bảo vệ nền dân chủ ở châu Á, như từng xảy ra trong trường hợp của Đài Loan, hoặc là với vai trò trung gian hòa giải. 

Bắc Kinh có vẻ ngày càng quan ngại về vùng Ấn Độ cung cấp cho Dalai Lama và với hàng chục nghìn người tha hương Tây Tạng, trong đó có cả những kẻ ủng hộ quân sự cho độc đập của Tây Tạng. Những thanh niên Tây Tạng, nhiều người được sinh ra không phải ở Tây Tạng đang trở nên mất kiên nhẫn với cách tiếp cận nửa chừng của Dalai Lama – một sự sẵn sàng chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc để đổi lấy sự tự trị đích thực – và cam kết không bạo lực. Nếu những nhóm này sử dụng Ấn Độ làm căn cứ cho những bạo động quân sự chống lại Trung Quốc, như những kẻ tha hương Tây Tạng đã làm trong những năm 1960, thì rồi cuối cùng, Trung Quốc lại có thể sẽ trả đũa Ấn Độ. Do áp lực hay yêu cầu, Bắc Kinh có thể tìm cách giành quyền sở hữu những ngôi chùa của người Tây Tạng theo đạo Phật, vẫn được coi là một phần quan trọng trong sự chống đối của Tây Tạng với chính quyền Trung Quốc. 

Trung Quốc đã có những đợt tấn công ngoại giao nhằm làm suy yếu chủ quyền của Ấn Độ với những khu vực Trung Quốc tuyên bố thuộc về mình, đặc biệt là tại bang đông bắc Arunachal Pradesh và một trong những thành phố chủ chốt khác, Tawang, nơi sinh ra Dalai Lama thứ 6 trong thế kỷ 17 và là nơi có một số ngôi chùa quan trọng của người Tây Tạng. Tây Tạng đã nhượng lại Tawang và khu vực xung quanh cho British India thuộc Ấn Độ năm 1914. Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ phản đối sau khi thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới thăm bang này năm 2008, và vào ngày 12/10 vừa rồi. Bắc Kinh ngày càng quan ngại rằng bất cứ sự chấp nhận nào của biên giới năm 1914 sẽ dẫn đến sự ngầm thừa nhận rằng Tây Tạng từng độc lập với Trung Quốc – một đòn giáng mạnh vào quyền kiểm soát hợp pháp của Trung Quốc với khu vực này và những khu vực của một số dân tộc thiểu số khác. 

Thái độ của Trung Quốc có thể được coi là tín hiệu rằng nước này hết sức nghiêm túc với những tuyên bố chủ quyền của mình. Biên giới chính xác vẫn chưa được hai bên thống nhất. Quân đội Ấn Độ đã báo cáo một mức kỷ lục 270 lần Trung Quốc xâm phạm biên giới trong năm ngoái – gần gấp đôi con số của năm trước đó, và gần gấp 3 số lần năm 2006, Brahma Chellaney, chuyên gia nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi, một nhóm chuyên gia độc lập nói. Còn về phía Trung Quốc, trong tháng 6, tờ People’s Daily đã phê bình những động thái trước đó của Ấn Độ khi nước này tăng cường quân sự ở biên giới. Tờ báo tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào trong những cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ” và nêu rằng liệu Ấn Độ đã cân nhắc kỹ lưỡng “hậu quả của việc đối đầu với Trung Quốc". 

Với nhiều người Ấn Độ, Trung Quốc có xu hướng muốn cản trở sự nổi lên của Ấn Độ là một thách thức thực sự với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á. Họ bị ám ảnh bởi những ký ức về cuộc chiến năm 1962 giữa Ấn Độ với Trung Quốc, trong đó, Trung Quốc đã tiến quân hàng loạt vượt qua đường biên giới, thường được gọi là Giới tuyến kiểm soát thực tế (LAC). Họ sợ Trung Quốc mở rộng sự có mặt hải quân tại Ấn Độ Dương, coi việc nước này mở rộng mạng lưới căn cứ hải quân  như một cái thòng lọng siết chặt cổ Ấn Độ. Trong những tuần gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và người đứng đầu lực lượng quân đội và không quân đã cảm thấy áp lực cần phải trấn an dân chúng rằng sẽ không có sự lặp lại của năm 1962. 

Thực tế, trong khi Ấn Độ lo ngại về khả năng quân sự và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lớn hơn, thì Trung Quốc lại hướng sự lo ngại về phía Mỹ. Tại châu Á, Trung Quốc vẫn khẳng định theo đuổi chiến lược “trỗi dậy hòa bình” có lợi cho tất cả các nước láng giềng, trong đó có Ấn Độ.

Bắc Kinh là một cường quốc không ổn định, và mối lo ngại thực sự của nước này nằm ở những bất ổn xã hội và kinh tế bên trong. Sự có mặt của hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương phản ánh lợi ích hợp pháp của Bắc Kinh trong việc bảo vệ đường biển, nơi dẫn dầu lửa và các tài nguyên thiên nhiên từ châu Phi và Trung Đông về Trung Quốc. Chiến dịch biên giới cũng nên được xem xét ở khía cạnh này: đó tự nó không phải về mối đe dọa bên ngoài Ấn Độ, mà là quan hệ của Ấn Độ với mối đe dọa trong nước từ Tây Tạng. 

Ấn Độ nên làm gì? 

Tuy nhiên, nếu Tây Tạng là một Đài Loan mới, thì vấn đề trên đòi hỏi chiến lược ngoại giao cực khéo léo. Phương Tây thường đánh giá thấp sự sẵn sàng chống lại phong trào độc lập nào ở Đài Loan của Trung  Quốc, nhưng thực tế, nước này đã phóng tên lửa cảnh báo như trong năm 1996, và điều tương tự giờ đây cũng có thể xảy ra ở Tây Tạng.

Ấn Độ đang thử cách tiếp cận tương tự. Năm ngoái, Ấn Độ đã không cho phép Dalai Lama tới thăm Tawang, có vẻ là vì cuộc bầu cử quốc hội, và hiện tại, ông này dự định sẽ có chuyến thăm vào tháng 11 tới đây. Ấn Độ cần đặc biệt thận trọng với các hoạt động quân sự trong cộng đồng người tha hương Tây Tạng, nơi duy nhất có nhiều khả năng châm ngòi cho cuộc tấn công của Trung Quốc nhất. 

Vị trí của Ấn Độ trong các cuộc đàm phán cần được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự. New Delhi vốn đã bắt đầu sắp đặt lại lực lượng của mình ở biên giới, tiến hành chương trình xây dựng đường sá nối đường và sân  bay Trung Quốc đã xây trong nước, và mới đây đã diễn tập trên bộ và trên không, có vẻ được thiết kế nhằm thể hiện rằng nước này đang cảnh giác.

Nhưng Ấn Độ cần thận trọng để không hành động quá đáng: nước này coi là báo động với hàng chục nghìn lính Trung Quốc được triển khai ở biên giới kể từ cuộc bạo động Lhasa năm 2008, nhưng hầu hết những động thái này là nhằm đòi lại quyền kiểm soát Tây Tạng. Tiến sĩ Taylor Fravel, chuyên gia MIT về tranh chấp biên giới Trung - Ấn, cho hay, nhiều lính Trung Quốc được triển khai tại Tây Tạng là lực lượng an ninh bên trong, thiếu vũ trang hạng nặng hay pháo binh, cho thấy nó không đe dọa Ấn Độ như cánh diều hâu tại Ấn Độ vẫn nghĩ. 

Ấn Độ sẽ khôn ngoan hơn khi đầu tư vào những vũ khí tầm xa hơn – như tên lửa và phi đội hiện đại – cho phép nước này duy trì sự kìm hãm cân bằng, mà không cần “rón rén” trước quân đội Trung Quốc trên biên giới. Ấn Độ cũng đã bắt đầu triển khai hệ thống ra đa tinh vi dọc biên giới với Trung Quốc – một cách bảo vệ vùng địa hình hoang hóa này trong khi lại tránh được sự đối đầu trực tiếp. Ấn Độ cũng có thể tìm kiếm chia sẻ tình báo với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan về những hành động và chiến dịch quân sự của Trung Quốc tại Tây Tạng, cả hai nhằm ngăn chặn khả năng bị tấn công đột ngột và tránh xung đột bất ngờ.

  • Đình Ngân (Theo Newsweek)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,