Lo ngại về một xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, hôm thứ 5, chính phủ Obama đã cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng nếu Tokyo "bội ước" và tiếp tục kế hoạch liên kết quân sự mới với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates (phải), với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa tại Tokyo, hối thúc Nhật Bản trung thành với thỏa thuận năm 2006. (Ảnh: Haruyoshi Yamaguchi/bloomberg News) |
Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates cho thấy mối quan ngại ngày càng tăng giữa các quan chức Mỹ khi Nhật Bản có động thái xác định lại liên minh với Mỹ và vị trí của mình ở châu Á. Tháng 8, Đảng Dân chủ đối lập của Nhật Bản (DPJ) đã giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử, kết thúc hơn 50 lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do (LDP).
Với việc chính quyền Mỹ vẫn ôm về mình những thách thức từ Pakistan, Afghanistan, Iraq, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc, thì việc nảy sinh vấn đề với đồng minh thân cận nhất ở châu Á sẽ làm cho tình thế của Mỹ càng thêm phức tạp.
Tuần trước, các quan chức đảng DPJ đã tuyên bố rằng Nhật sẽ rút khỏi nhiệm vụ sau 8 năm tại Ấn Độ Dương để bổ sung tàu chiến cho lực lượng liên minh do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan. Những quan chức này cũng hứa sẽ mở lại các cuộc đàm phán về gói 26 tỷ USD quân sự liên quan tới việc đặt lại căn cứ trực thăng Marine Corps của Mỹ và chuyển 8.000 lính thủy từ Nhật sang Guam.
Sự không hài lòng của Mỹ được thể hiện ra tại Tokyo hôm thứ 4, khi Gates gây áp lực cho chính quyền nước này sau cuộc gặp với Thủ tướng Yukio Hatoyama về việc giữ cam kết với hiệp định quân sự được ký kết năm 2006.
Gates nói: "Bây giờ là lúc phải tiến lên", và cảnh báo rằng, nếu Nhật rút khỏi "lộ trình tái liên kết" quân sự, thì mọi chuyện sẽ "trở nên vô cùng phức và phản tác dụng".
Nhưng Hatoyama lại cho rằng, sự có mặt của Gates ở Nhật "không có nghĩa là chúng tôi phải quyết định mọi thứ".
Nhiều thập kỷ qua, liên minh với Mỹ là hòn đá tảng và cũng là giá đỡ trong chính sách của Nhật. Đảng Dân chủ Tự do vẫn thường đưa ra những quyết định chính sách trong đó có cân nhắc tới Washington. Ví dụ, kế hoạch tái liên kết căn cứ được đưa ra như một cách để đối phó với sự mở rộng quân sự của Trung Quốc bằng việc xây dựng Guam thành đối trọng với hải quân Bắc Kinh và bằng việc cải thiện khả năng phòng thủ tên lửa, sẵn sàng ứng biến trước các lực lượng tên lửa ngày càng lớn của Trung Quốc và Triều Tiên.
DPJ đã cam kết sẽ cương quyết hơn trong quan hệ của mình với Mỹ và dường như ít cam kết hơn trong phản ứng mạnh mẽ với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hatoyama cũng thúc đẩy ý tưởng về một Cộng đồng Đông Á, một dạng Liên minh châu Âu ở châu Á, với Trung Quốc làm nòng cốt.
Các chính trị gia DPJ đã cáo buộc các quan chức Mỹ không xem xét các vấn đề một cách nghiêm túc. Tadashi Inuzuka, thành viên thượng viện trong quốc hội Nhật nói: "Họ nên nhận ra rằng, hiện tại chúng tôi đang lãnh đạo đất nước".
Kent Calder, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á Edwin O. Reischauer tại Đại học Johns Hopkins và là nhà ngoại giao lâu năm của Mỹ ở Nhật Bản, cho rằng, nếu Hatoyama có thể trì hoãn quyết định về gói chi tiêu quân sự kia tới năm sau thì chắc chắn các quan chức Mỹ thêm lo ngại về khả năng thỏa thuận này sẽ tan vỡ.
Ngày 9/9, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Morrell đã yêu cầu Nhật tiếp tục hoạt động trên Ấn Độ Dương. Ngày hôm sau, Fujisaki đáp lại rằng một quyết định như thế sẽ "tùy thuộc vào Nhật" và rằng Nhật và Mỹ chưa bao giờ thỏa thuận làm việc thông qua phát ngôn viên.
Những động thái gần đây chắc chắn sẽ khiến thế giới quan tâm hơn với mối quan hệ Mỹ và Nhật Bản và đặc biệt là về tương lai của khu vự Đông Á khi những thế lực mới-cũ "quan tâm" tới nhau hơn.
- Đình Ngân (Theo Washington Post)