221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1247537
Có tiếng mà không có miếng?
1
Article
null
Obama công du châu Á:
Có tiếng mà không có miếng?
,
Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du châu Á với một sự kiện tương tự khi ông khởi hành tới khu vực này một tuần trước: thăm các binh sĩ Mỹ trong bối cảnh ông đang muốn thể hiện một hình ảnh đoàn kết của quân đội trước khi ra thông báo về việc tăng viện lính tới Afghanistan. 
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc. (Ảnh: Getty Images)


Trên đường tới Tokyo tuần trước, ông Obama đã ghé thăm lính Mỹ tại căn cứ không quân Elmendorf ở Alaska. 

Hôm 19/11, sau khi gặp gỡ và họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ở Seoul trước khi chiếc không lực 1 khởi hành, ông Obama đã tới căn cứ không quân Osan. Khoảng 1.500 binh sĩ đã tập trung dưới một biểu ngữ chào mừng và một quốc kỳ Mỹ để đón vị Tổng tư lệnh của họ.

Sự kiện này khép lại chuyến đi bận rộn nhưng mang lại rất ít kết quả cụ thể của vị Tổng thống Mỹ. 
Không một thỏa thuận nào về ấm nóng toàn cầu được ký kết để mang tới hội nghị khí hậu ở Copenhagen tháng tới. Không một giải pháp nào cho tranh cãi về căn cứ quân sự Mỹ với Nhật Bản. Không một bước tiến nào về thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - Hàn vốn bị trì hoãn lâu nay. Không một tiến bộ nào với Trung Quốc về những tranh cãi liên quan đến việc định giá đồng nhân dân tệ. 

Nhưng dù sao, Tổng thống Obama và các cố vấn vẫn khẳng định chuyến đi là một thành công, bởi vì họ đặt ra các mục tiêu cao hơn thế: thể hiện sự tôn trọng dành cho một khu vực mà Mỹ đã bỏ quên sau vụ 11/9 và định hình lại mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc. 

Cả Mỹ và Trung Quốc đều không công khai nói về một liên minh "G-2", nhưng hàng loạt các vấn đề được bàn thảo giữa ông Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phản ánh sự hợp tác tiềm năng giữa hai nước trong việc giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của thế giới.

Tuy nhiên, trong tiến trình công du, khi ông chuyển từ Nhật Bản tới hội nghị APEC ở Singapore, tới Trung Quốc rồi Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ vẫn "canh cánh" vấn đề Afghanistan. 

Obama cảm ơn Hàn Quốc và các nước châu Á khác đã đưa ra các cam kết mới cho nỗ lực ở Afghanistan, giải quyết các mối quan ngại về tham nhũng trong Chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai và các câu hỏi về việc liệu bất kỳ một sứ mệnh nào mà Mỹ thực hiện có mang lại kết quả lâu dài hay không.

Binh sĩ Mỹ ở Hàn Quốc không triển khai tới Afghanistan. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là ngăn chặn một cuộc xâm lược tiềm ẩn từ CHDCND Triều Tiên, và với 28.500 lính Mỹ ở Hàn Quốc, nhiều người trông đợi Tổng thống Obama sẽ thăm lính Mỹ khi ông đang ở đây. 
 

Tại Osan hôm 19/11, Tổng thống Mỹ cám ơn binh sĩ nước ông đã tự nguyện phục vụ đất nước trong thời chiến. "Nhiều người trong số các bạn làm nhiệm vụ ở Iraq... Nhiều người khác phục vụ ở Afghanistan. Nhiều người sẽ được điều động lần nữa". 

Rất nhiều binh sĩ Mỹ chờ Tổng thống ra quyết định về Afghanistan với niềm háo hức. Khi trả lời phỏng vấn, tất cả đều nói cho dù thế nào họ cũng sẽ ủng hộ quyết định của Tổng thống. 

 Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên vẫn được xem là "một mối đe dọa" và những phát biểu của Tổng thống Mỹ phản ánh điều đó. "Cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc sẽ không bao giờ lung lay, và sự liên minh của chúng ta hiện nay mạnh mẽ hơn bao giờ hết".
 
Trước đó ở Seoul, khi gặp gỡ người đồng nhiệm Lee Myung-bak, ông Obama cho biết đặc sứ Mỹ Stephen Bosworth sẽ tới Bình Nhưỡng vào ngày 8/12. Đó sẽ là dịp đầu tiên chính quyền Washington đối thoại song phương với Bình Nhưỡng, dọn đường cho sự phục hồi tiến trình đàm phán sáu bên về giải trừ hạt nhân. 
  • Thanh Hảo (Theo Miami Herald)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,