221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1246927
Lee Myung-bak, Obama nâng tầm quan hệ như thế nào?
1
Article
null
Lee Myung-bak, Obama nâng tầm quan hệ như thế nào?
,

"Tốt đến mức có thể", thư ký báo chí cấp cao của tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nói truớc báo giới hôm 16/6, khi miêu tả không khí sau cuộc họp của ông Lee với tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington.

Điểm dừng chân cuối cùng của Obama trong chuyến công du châu Á sẽ hứa hẹn điều gì (Ảnh: Korea Herald)
Điểm dừng chân cuối cùng của Obama trong chuyến công du châu Á sẽ hứa hẹn điều gì (Ảnh: Korea Herald)
Trong cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo đã đi đến tuyên bố chung, cam kết nâng tầm liên minh song phương Mỹ-Hàn thành quan hệ đối tác chiến luợc toàn diện để giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới.

Lee Myung-bak và Obama sẽ có cơ hội thể hiện những cam kết của mình ở cấp độ cao hơn về quan hệ đối tác trong cuộc gặp dự kiến diễn ra vào ngày 18/11, khi Obama tới Seoul trong chuyến công du châu Á trên cuơng vị làm tổng thống, tới Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc và Hàn Quốc.

Các quan chức Seoul vẫn dự đoán rằng cuộc gặp cấp cao sắp tới sẽ là một thành công nữa xét về tính đồng thuận cao đối với những vấn đề then chốt, và về sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, mà hai nhà lãnh đạo đã xây dựng được trong khi cùng giải quyết những thách thức về kinh tế và an ninh ngày càng nan giải cho tới nay.

Cheong Wa Dae (văn phòng tổng thống Hàn Quốc) cho hay, "hai tổng thống sẽ thảo luận việc làm thế nào đề làm sâu sắc và mở rộng quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nuớc, bao gồm cả việc phát triển hơn nữa một liên minh huớng tới tuơng lai". Liên minh này sẽ có vai trò quan trọng đối với sự ổn định ở Đông Bắc Á cũng như lợi ích chiến lược của cả hai nuớc trong hơn 50 năm qua.

Về quân sự

Kể từ những năm 2000, hai nuớc đã tiến hành cơ cấu lại cấu trúc quốc phòng, trong đó có việc cắt giảm quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, củng cố căn cứ Mỹ và những kế hoạch chuyển giao quyền kiểm soát của quân đội Mỹ đối với quân đội Hàn Quốc cho Seoul vào năm 2012.

Mối quan tâm chính của cuộc gặp sẽ là vấn đề Triều Tiên, trong đó có cả kết hoạch mở cuộc đối thoại trực tiếp của Mỹ với Bình Nhuỡng và đề xuất "mặc cả lớn" của Lee Myung-bak đối với việc dỡ bỏ chương trình hạt nhân của nước này.

Hai nhà lãnh đạo được trông đợi sẽ điều chỉnh chiến lược để có đuợc thoả thuận trọn gói đối với Triều Tiên. Obama và các nhà làm chính sách Mỹ vẫn liên tục nhấn mạnh một Triều Tiên hạt nhân là không thể chấp nhận đuợc. Nhưng giới nghiên cứu Seoul lại tỏ ra quan ngại rằng việc lựa chọn bị hạn chế của việc loại bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Washington có thể sẽ chuyển sự tập trung sang ngăn cản sự phổ biến vũ khí, nguyên liệu và công nghệ hạt nhân.

Về thương mại

Một điểm đáng quan tâm nữa trong chuyến đi này có thể sẽ là Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn đuợc ký kết năm 2007, nhưng vẫn chưa đuợc quốc hội hai nước thông qua.

Obama đã phát biểu tại Nhật hôm thứ 7 rằng, "cùng với những người bạn Hàn Quốc, chúng tôi sẽ cùng giải quyết những vấn đề cần thiết để tiến lên phía trước về một thoả thuận thương mại với họ".

Phòng thương mại Mỹ mới đây đã cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ phải chịu tổn thất lớn từ việc mất đi gần 350.000 việc làm và 35 tỷ USD doanh thu xuất khẩu và 40 tỷ USD GDP nếu nước này không thể thực thi KORUS FTA trong khi Liên minh châu Âu đã đi trước và ký thoả thuận FTA với Hàn Quốc hồi tháng trước và thoả thuận này sẽ có hiệu lực vào giữa năm 2010.

Washington hiện đang muốn Seoul mở cửa hơn nữa thị truờng ôtô và thịt bò. Đầu tháng, đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk đã nói rằng, các quan chức thương mại đang phát triển những đề xuất có thể giải quyết các quan ngại của Mỹ trong lĩnh vực thương mại ôtô.

Seoul vẫn hy vọng rằng cuộc gặp cấp cao lần này sẽ tạo động lực to lớn trong việc thông qua hiệp định, yếu tố then chốt thúc đẩy liên minh trở thành quan hệ đối tác toàn diện.

Kim Eun-hye, phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc nói: "Chúng tôi hy vọng rằng tổng thống Obama sẽ cương quyết hơn trong FTA Mỹ-Hàn và chúng ta sẽ hướng tới kết quả đó".

Victor Cha, cựu giám đống phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thậm chí còn phát biểu, FTA là nhân tố "có khả năng thay đổi cuộc chơi" và mở đường cho sự chuyển đổi quan hệ song phuơng từ kiểu chiến tranh lạnh sang một dạng khác dựa trên sự bền vững và tiêu chuẩn, thay vì chỉ bị quy định bởi các mối đe doạ".

Về việc tham gia các lực luợng quốc tế

Hàn Quốc đã rút các bác sĩ quân y và kiến trúc sư khỏi Afghanistan vào năm 2007 sau vụ Taliban bắt cóc 23 người truyền đạo thiên chúa. Hai trong số họ đã bị hành hình. Còn hiện tại, có 25 bác sĩ Hàn Quốc và các chuyên gia đào tạo nghiệp vụ làm việc tại căn cứ quân sự Mỹ ở Bagram, miền bắc Kabul.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yu Myung-hwan cho biết, chính phủ nước này sẽ nâng con số lên khoảng 130 người và hiện đang xem xét gửi thêm 200-300 cảnh sát và nhân viên quân sự để bảo vệ họ. Quân đội sẽ đuợc triển khai vào năm tới nếu quốc hội tán thành đề nghị.

Quyết định này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà hoạt động xã hội và các chính trị gia tiến bộ. Đảng Dân chủ đối lập đã quyết định phản đối việc triển khai quân, với lý do điều kiện an aninh không đảm bảo.

Nhưng, chính quyền Lee khẳng định rằng Hàn quốc, song hành với sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng ngoại giao đang lên, nên có đóng góp nhiều hơn cho thế giới và liên minh giữa Hàn Quốc với Washington sẽ đóng vai trò là công cụ quan trọng cho đất nước mở rộng sự tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Seoul còn hứa sẽ thành lập một đơn vị gìn giữ hoà bình thường trực vàõnây dựng luật về vấn đề này để tạo điều kiện cho chính phủ gửi các lực lượng ra nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng hơn mà không cần sự thông qua của quốc hội.

Tháng 3, Seoul đã phái một tàu khu trục 4.500 tấn với đoàn thuỷ thủ gồm 300 lính tới vùng biển Somali tham gia vào chiến dịch chung tiêu diệt những tên cướp biển.

Theo chính sách "Hàn quốc toàn cầu" (Global Korea), chính quyền Lee sẽ tăng cuờng hỗ trợ phát triển cho nước ngoài, chia sẻ mô hình phát triển của Hàn Quốc với các nước đang phát triển, và gửi thêm tình nguyện viên ra nuớc ngoài để hỗ trợ phát triển công nghiệp và xoá đói giảm nghèo.

Mỹ cũng hết sức ủng hộ vai trò lớn hơn của Hàn Quốc trên thế giới, trong đó có việc chủ trì hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 11 năm tới.

Obama nói trong một cuộc phỏng vấn: "Sự nổi lên của Hàn Quốc với vai trò là chủ nhà của hội nghị các lãnh đạo G-20 là bằng chứng mới đây nhất cho thấy Hàn Quốc đang đóng vai trò lãnh đạo quan trọng trên trường quốc tế".

Một quan chức Nhà Trắng cấp cao đã ca ngợi "cuộc biến chuyển năng động từ một Hàn Quốc địa phuơng sang một Hàn Quốc toàn cầu".

  • Đình Ngân (Theo Korea Herald)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,