221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1246556
Obama "đi trên dây" trong chuyến thăm Trung Quốc
1
Article
null
Obama 'đi trên dây' trong chuyến thăm Trung Quốc
,
 

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang "đi trên dây" trong chuyến công du đầu tiên của ông tới Trung Quốc, vừa nỗ lực tranh thủ sự giúp đỡ trong giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu, vừa cân nhắc khi nào và bằng cách nào - hoặc liệu - ông có nên đưa ra các quan ngại về nhân quyền như trước kia.

Tổng thống Barack Obama tới sân bay Pudong, Thượng Hải. (Ảnh: AP)
Tổng thống Barack Obama tới sân bay Pudong, Thượng Hải. (Ảnh: AP)

Obama đã tới Thượng Hải vào tối muộn hôm qua (15/11). Hôm nay, ông sẽ có các cuộc trò chuyện với các chính trị gia địa phương và có buổi thảo luận với các sinh viên Trung Quốc tại một tòa thị chính mang phong cách Mỹ. 

Ba mươi năm sau khi bắt đầu các quan hệ ngoại giao song phương, quan hệ giữa hai nước này càng lớn mạnh nhưng vẫn còn nhiều bất đồng. 

Hai nước đang hợp tác nhiều hơn là tranh cãi với nhau về tình trạng ấm nóng toàn cầu. Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều khác biệt về các mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính. Trung Quốc ủng hộ các lệnh cấm vận khắt khe hơn nhằm làm ngừng chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nhưng vẫn chưa nhất trí cứng rắn hơn nữa trong việc kiềm chế Iran làm giàu uranium. 

Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và sinh lời đối với các hàng hóa và dịch vụ Mỹ. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại giữa hai bên rất lớn. Quân đội hai nước cũng tăng cường các cuộc tiếp xúc nhưng mâu thuẫn vẫn xảy ra.

Trong bối cảnh đó, Obama đã chấp nhận một cách tiếp cận thực tế theo hướng tích cực, mặc dầu đôi khi nó khiến ông bị chỉ trích là quá mềm mỏng đối với Bắc Kinh, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân quyền và những gì mà Mỹ xem là một đồng tiền Trung Quốc bị định giá thấp bất lợi cho các sản phẩm Mỹ.

Obama công nhận rằng một Trung Quốc đang lên, với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã xếp hạng 2 và là quốc gia lớn nhất nắm giữ số nợ Mỹ, đã dịch chuyển động lực về hướng cân bằng hơn. Chẳng hạn, Mỹ cần phải trả lời các câu hỏi của Trung Quốc về việc các chính sách chi tiêu của Washington sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình trạng thâm hụt vốn đang tăng vọt của Mỹ cùng với sự an toàn của các khoản đầu tư Trung Quốc. 

Thứ hai, Obama không muốn chọc giận Bắc Kinh mà muốn khuyến khích nước này liên kết sức mạnh về kinh tế và chính trị đang lên của mình với vai trò lãnh đạo lớn hơn trong giải quyết một số vấn đề cấp bách toàn cầu, trong đó có suy thoái kinh tế, tình trạng thời tiết ấm lên và sự phổ biến của các vũ khí nguy hiểm. 

Ông Obama đã có những lời lẽ ấm áp khi nói về Trung Quốc, đặc biệt là những ngày trước khi lên đường tới châu Á. 

"Mỹ không có ý định kiềm chế Trung Quốc, trích lời ông Obama trong bài phát biểu ở Tokyo hôm 14/11. Trái lại, sự trỗi dậy của một Trung Quốc mạnh mẽ và thịnh vượng có thể là nguồn sức mạnh cho cộng đồng các quốc gia". 

Một bài sát hạch của ông Obama khi ở Trung Quốc là chủ đề nhân quyền, trong đó có tự do tôn giáo. Các trợ tá nói trước rằng ông Obama sẽ nêu các vấn đề nhân quyền một cách riêng tư với các lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. 

Tuy nhiên, nhiều khả năng ông sẽ không công khai lặp lại các thông điệp đó quá gay gắt, vì không muốn chọc giận nước chủ nhà. Thậm chí ngay trước khi tới Trung Quốc, ông đã từ chối nói cụ thể về các quan ngại nhân quyền trong bài phát biểu ở Tokyo. 

Nhà Trắng cho biết, cuộc gặp ở tòa thị chính hôm nay với các sinh viên đại học Trung Quốc sẽ là cơ hội cho Obama truyền đi các giá trị Mỹ - dù thành công hay thất bại - tới nhóm đối tượng lớn nhất ở Trung Quốc. 

Sau khi rời Thượng Hải, Tổng thống Obama sẽ tới Bắc Kinh, nơi ông sẽ tham quan Tử cấm thành và Vạn Lý Trường Thành. 

  • Thanh Hảo (Theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,