221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1245417
Obama - hành trình tái thiết lòng tin với châu Á
1
Article
null
Obama - hành trình tái thiết lòng tin với châu Á
,

Những ngày sau khi nắm quyền vào tháng 9, Thủ tướng mới của Nhật Bản đã đề cập tới việc thành lập một khối thương mại Đông Á mới với Trung Quốc - một khối không có sự hiện diện của Mỹ.

s
Tới châu Á, Tổng thống Mỹ có hoàn tất sứ mệnh nặng nề?

Những gì mà Washington nhận lấy là một sự "lạnh nhạt" từ quốc gia từng là "hòn đá tảng" của Mỹ ở châu Á trong nhiều thập niên. Thậm chí hơn thế nữa, cách diễn đạt mới của Tokyo như thể nhấn mạnh việc Trung Quốc nhanh chóng gia tăng sức mạnh đang là thách thức vị thế chi phối của Mỹ trong khu vực. Đây thực sự là điều Tổng thống Mỹ Barack Obama đối mặt khi ông rời Washington cho chuyến công du châu Á đầu tiên, có lẽ cũng là hành trình thăm nước ngoài với thách thức lớn nhất. Ông sẽ thấy một khu vực phát triển nhanh chóng trong nửa thế kỷ Mỹ chiếm thế chi phối và đặt vấn đề về sự liên quan của Mỹ với tương lai châu lục. Khác những chuyến công du nước ngoài trước đó của Obama, lần đi kéo dài chín ngày tại bốn quốc gia tới đây có điều gì đó tương tự như một "sứ mệnh giải cứu" của tổng thống.

Chuyến công du cũng diễn ra trong khoảng thời gian khá nhạy cảm của Obama ở nước Mỹ. Ông đang vật lộn với những quyết định khó khăn nhất trong 10 tháng nắm quyền: chiến lược chiến tranh với Afghanistan, thúc giục Quốc hội thông qua ưu tiên nội địa lớn nhất của mình - cải tổ chăm sóc y tế.

Đổi thay cơ bản

Những sức ép cấp bách khiến ông dành nhiều thời gian cho việc rời nước Mỹ: sự quan trọng của châu Á với Mỹ và yêu cầu cần thiết trở về những mối quan hệ trong khu vực mà không thể trì hoãn hơn nữa.

Điểm dừng chân đầu tiên của Obama là Nhật Bản - một đồng minh truyền thống của Mỹ giờ đây đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và những nước còn lại tại châu Á. Ông sẽ tới hai thành phố lớn của Trung Quốc - nơi các nhà lãnh đạo đại lục tự hào vì sự phát triển phồn thịnh nhanh chóng và ngày một nỗ lực tìm kiếm tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề của khu vực.

Tổng thống Mỹ còn dự kiến đến Singapore tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương và điểm tới cuối cùng là Hàn Quốc. Những nước này đều đang có những đánh giá lại về một Trung Quốc mạnh hơn trong khi lại phải cân nhắc việc liệu Mỹ có trở nên yếu hơn bởi cuộc khủng hoảng tài chính.

"Châu Á đang thay đổi rất nhanh. Đó là một sự chuyển dịch căn bản", Huang Jing, một chuyên gia chính trị người Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. "Đó không còn là kiểu châu Á hoặc châu Á - Thái Bình Dương theo cách hiểu truyền thống của Mỹ. Cách hiểu cũ là Mỹ vượt trội nhưng thân thiện với các nước đang phát triển và Nhật Bản - đồng minh truyền thống của Mỹ là số một châu Á, nhưng giờ đây, tất cả đã khác biệt, Trung Quốc là số một chứ không phải Nhật".

Trong suốt chuyến công du của mình, bắt đầu với một bài phát biểu ở Nhật, Obama dự kiến sẽ đưa ra một thông điệp thể hiện cam kết vững chắc của Mỹ với những người bạn cũ, với những đối tác mới, cam kết giúp đỡ duy trì an ninh, thịnh vượng với một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới nhiều thập niên qua.

Tại Tokyo, ông dường như sẽ kêu gọi việc tăng cường liên minh với Nhật Bản, trong khi nhấn mạnh rằng, Thủ tướng mới Yukio Hatoyama sẽ tuân thủ thỏa thuận chưa ký kết về việc tái sắp xếp căn cứ quân sự Mỹ. Obama cũng dự kiến tham dự một sự kiện cùng sinh viên đại học Trung Quốc với mục tiêu chuyển tải các giá trị Mỹ tới khán giả đại lục.

Bên lề cuộc họp các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương, ông sẽ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với ASEAN - tổ chức của những nền kinh tế ngày một liên quan chặt chẽ với một Trung Quốc tăng trưởng nhưng vẫn lo ngại về sức mạnh của quốc gia này.

Ngoài ra, những vấn đề như chương trình hạt nhân Triều Tiên và Iran có thể được nhắc lại cho dù tiến trình cụ thể là rất ít khả năng.

Mỹ tụt hậu?

Trong khi khá nổi tiếng ở một số nước trong khu vực, nhưng Obama lại không có vị thế của một ngôi sao rock tại châu Á như ông từng có ở châu Âu hay nơi nào khác. Ông sẽ phải vượt qua sự nghi kỵ của một số nhà lãnh đạo châu Á rằng, ông lo lắng tới những cuộc tranh cãi trong nước về chăm sóc y tế, về kinh tế hơn là các vấn đề như tự do thương mại - vốn là điều cốt yếu với quan hệ châu Á - Mỹ.

Obama tới châu Á "hoàn toàn không mang theo vấn đề thương mại", Michael Green, một cố vấn Nhà Trắng về châu Á dưới thời Bush và hiện là nhà phân tích tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, cho biết. Không có sự dẫn dắt của Mỹ về thương mại, người ta quan ngại rằng, nước này sẽ tụt hậu trong khi các quốc gia khác đang tiến về phía trước với các thỏa thuận riêng.

"Ở đây có một rủi ro là, ông tới châu Á chỉ để cho cơ hội "lên hình" trong khi dự trữ sức mạnh cho các cuộc chiến khác. Nhưng người ta lại trông chờ nhiều hơn nữa ở ông", Simon Tay thuộc Học viện các vấn đề Quốc tế của Singapore nói.

Sau sự kiện 11/9, chính quyền Bush lấy lại danh tiếng ở châu Á vì việc chú trọng an ninh quá mức. Trong lúc đó, Trung Quốc thế chân Mỹ như một đối tác thương mại hàng đầu (hoặc dẫn đầu) của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Kinh tế Trung Quốc, trong thập niên trước, chỉ lớn hơn Italy một chút, hiện đang trên đường vượt qua Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tâm điểm trong những mục tiêu của Obama ở chuyến công du này là để "khẳng định rõ ràng với người châu Á rằng, Mỹ ở đây, ở châu Á", Jeffrey Bader, một cố vấn hàng đầu của Obama về châu Á nói. "Khi châu Á tiếp tục phát triển, Mỹ sẽ là một người chơi, người tham dự ngay từ đầu chứ không phải là người quan sát có khoảng cách".

Xây dựng lòng tin

Ở Nhật Bản, nơi Obama và cuộc bầu cử mà ông là người thắng cuộc đã truyền cảm hứng cho dân chúng, dường như lại là điểm dừng khó khăn nhất với Tổng thống Mỹ.

Thủ tướng Hatoyama thắng cử trong một cuộc bỏ phiếu với thông điệp thay đổi tương tự như Obama. Nhưng ông bắt đầu nghĩ lại về liên minh Mỹ - Nhật vốn khiến Tokyo thường tự cảm thấy là đối tác yếu thế. Lãnh đạo Nhật đã đề xuất một cộng đồng Đông Á mà ban đầu không có Mỹ cho dù kể từ đó tới nay, ông đã né tránh vấn đề này.

Chính phủ của ông Hatoyama có kế hoạch kết thúc sứ mệnh tiếp nhiên liệu tại Ấn Độ Dương của Nhật Bản vốn ủng hộ lực lượng liên minh do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan. Ý định xem xét lại thoả thuận căn cứ Mỹ tại Nhật của ông cũng gây ra nhiều căng thẳng, chủ yếu là thoả thuận về căn cứ Futenma Marine ở Okinawa.

Mỹ muốn di chuyển căn cứ tới một nơi xa xôi khác trên hòn đảo trong khi Hatoyama lại đề xuất đưa hẳn lực lượng này ra khỏi hòn đảo. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tháng trước đã yêu cầu Tokyo không nên trì hoãn giải quyết vấn đề này tới năm sau như ông Hatoyama từng đề nghị.

Tại Trung Quốc, sự ngờ vực lớn về căng thẳng trong quan hệ thương mại đang chờ đợi Tổng thống Mỹ, chưa kể một số vấn đề khác như nhân quyền hay việc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự...

Chính quyền của Obama đã cố gắng có cách thể hiện xây dựng hơn, hợp tác hơn trong quan hệ với Trung Quốc, nhấn mạnh Bắc Kinh là đối tác cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như suy giảm kinh tế, thay đổi khí hậu.

Theo các học giả Trung Quốc, ưu tiên trong các nhiệm vụ của Obama tại Bắc Kinh sẽ là thiết lập một kiểu lòng tin mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng có với George W. Bush. Gần đây, Trung Quốc đã nổi đoá với động thái điều tra phá giá và áp thuế mới với mặt hàng lốp xe giá rẻ nhập khẩu vào Mỹ từ đại lục. Họ coi đây là sự bội ước khi mới đầu năm nay, Obama cam kết sẽ không viện tới phương cách bảo hộ trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế.

  • Kỳ Thư (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,