221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1255383
Điểm lại các mốc đáng nhớ của thập kỷ
0
Photo
null
Điểm lại các mốc đáng nhớ của thập kỷ
,

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã khép lại với những mảng màu sáng, tối đan xen.

Ảnh Getty Images, AP, Corbis
Ảnh Getty Images, AP, Corbis
Tháng 1/2000: Các màn pháo hoa rực rỡ đón mừng thiên niên kỷ mới trên khắp thế giới. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 mở ra trong niềm hân hoan, hy vọng.

Ảnh Getty Images
Ảnh Getty Images
Tháng 6/2000: Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il (trái) ôm hôn Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung tại sân bay Bình Nhưỡng sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nước láng giềng kể từ cuộc chiến Triều Tiên 1950-53. Sự kiện diễn ra gần hai năm sau khi ông Kim Dae Jung khởi xướng "Chính sách Ánh Dương” nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình hòa hợp, thống nhất hai miền Triều Tiên. Tại cuộc gặp mang tính lịch sử này, hai bên đã đạt được những thoả thuận hợp tác trên phạm vi rộng, tạo điều kiện thúc đẩy các dự án hòa giải, trong đó có việc đoàn tụ hàng ngàn gia đình li tán trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, khôi phục các chuyến tàu chở hàng qua biên giới hai miền và khu công nghiệp chung liên Triều.

Ảnh Getty Images
Ảnh Getty Images
Tháng 4/2001: Tijana Schouten (trái) và Ilonka Brouwer tổ chức hôn lễ tại The Hague, Hà Lan ngày 27/4/2001 sau khi Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính.

Ảnh NYT
Ảnh NYT
Tháng 9/2001: Lửa dội xuống từ Toà tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới tại New York ngay sau khi chiếc máy bay không tặc thứ hai đâm vào chúng sáng ngày 11/9/2001. Khoảng 3.000 người đã thiệt mạng (kể cả 19 tên không tặc) và hơn 6.000 nạn nhân khác bị thương trong vụ tấn công khủng bố được coi là thảm khốc nhất lịch sử. Nhiều người Mỹ cho rằng sự kiện 11/9 “đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới”. Biến cố này là cái cớ để Tổng thống Mỹ George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và đưa quân tiến đánh Afghanistan nhằm trừng phạt Osama bin Laden và Taliban.

Ảnh White House
Ảnh White House
Tháng 11/2002: Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) đã có cuộc đông tiến lịch sử khi kết nạp cùng lúc 7 nước Đông Âu gồm Estonia, Latvia, Litva, Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia. Đây cũng là lần mở rộng lớn nhất trong hơn 50 năm tồn tại của tổ chức, đưa biên giới NATO tiến sát nước Nga bấp chấp cảnh báo từ phía Moscow. NATO cũng quyết định lập đội quân phản ứng nhanh hoạt động ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Ảnh AP
Ảnh AP
Tháng 3/2003: Một toà nhà chính phủ ở Baghdad bốc cháy ngày 21/3/2001 vì trận mưa bom trong chiến dịch "Sốc và sợ hãi" mở màn cuộc xâm lược Iraq do Mỹ cầm đầu. Lấy cớ trừ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, liên quân Anh - Mỹ cùng các loại vũ khí tối tân đã đổ bộ vào Iraq và chỉ trong vòng 21 ngày đã kéo đổ bức tượng khổng lồ của Saddam Hussein trên quảng trường Al Fardus tại Baghdad. Cuộc chiến đã tạo nên mối bất hoà lớn chưa từng có giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu, đặc biệt là Đức và Pháp.

Ảnh THX
Ảnh THX
Tháng 10/2003: Trung Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào không gian, phá vỡ thế độc quyền không gian của Nga và Mỹ trong hơn 40 năm. Tàu Thần Châu 5 của Trung Quốc đã ở ngoài khoảng không trong vòng 21 tiếng và phi hành gia vũ trụ Dương Lợi Vĩ trở thành người Trung Quốc đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Sự kiện này đã giúp ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc vượt lên trên Nhật Bản và Ấn Độ - hai quốc gia cùng trong thế dè chừng về quân sự với Trung Quốc.

Ảnh Reuters
Ảnh Reuters
Tháng 5/2004: Một lá cờ khổng lồ của Liên minh châu Âu (EU) tung bay ở Brussels vào ngày 1/5, đánh dấu sự gia nhập liên minh của 10 quốc gia thành viên mới, hầu hết ở Đông Âu. Đây được coi là lần kết nạp rộng rãi nhất trong lịch sử tồn tại của liên minh, giúp EU vượt qua Mỹ cả về dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sức mạnh tiền tệ.

Ảnh Reuters
Ảnh Reuters
Tháng 12/2004: Một phụ nữ ở miền nam Ấn Độ đang than khóc người họ hàng đã thiệt mạng vì trận sóng thần khủng khiếp quét qua các vùng duyên hải quanh Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004. Những đợt sóng thần cao tới 30m khởi phát từ sau các cơn địa chấn mạnh 9 độ Richter ở ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Sumatra, Indonesia đã tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác, gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc đến tận bờ biển phía đông châu Phi, cách xa tâm chấn khoảng 8.000km. Thiên tai đã giết hại gần 230.000 người thuộc 11 quốc gia và được coi là một trong những thảm họa gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Ảnh NOAA
Ảnh NOAA
Tháng 8/2005: Thành phố New Orleans gần như bị nhấn chìm trong biển nước khi siêu bão Katrina tấn công bang Louisiana, miền nam nước Mỹ. Lần đầu tiên một thành phố Mỹ phải đưa dân đi sơ tán. Việc Washington phản ứng quá chậm trước thiên tai đã khiến Katrina trở thành cơn bão gây tổn thất lớn nhất về người và của trong lịch sử Mỹ. Ước tính ít nhất 1.836 người ở các bang nằm trong tầm ảnh hưởng của Katrina đã thiệt mạng trong và ngay sau cơn bão. Thiệt hại đối với giới bảo hiểm là 25 tỷ USD trong khi chi phí dành cho tái thiết lên tới 200 tỷ USD hoặc hơn thế. Nhiều nạn nhân của bão ngờ rằng, họ không được nhanh chóng giúp đỡ vì là người da đen và nghèo.

Ảnh: Al Jazeera
Ảnh: Al Jazeera
Tháng 9/2005: Israel hoàn tất việc rút quân khỏi Dải Gaza sau 38 năm chiếm đóng. Động thái này từng mở ra hy vọng lớn cho tiến trình hoà bình Trung Đông, giúp Palestine dần biến ước mơ có một nhà nước độc lập thành hiện thực.

Ảnh BBC
Ảnh BBC
Tháng 10/2006: Sau nhiều năm theo đuổi "chính sách bên miệng hố chiến tranh", CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử thành công vũ khí hạt nhân lần đầu tiên trong lịch sử nước này vào ngày 9/10/2006, chỉ ít tuần sau các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa. Vụ thử diễn ra dưới lòng đất, với sức mạnh của quả bom ước tính tương đương 1.500 - 15.000 tấn thuốc nổ TNT. Không chỉ Anh, Mỹ, Nhật mà cả Trung Quốc, đồng minh thân cận của CHDCND Triều Tiên, đều kịch liệt lên án động thái này. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn và sau đó ra một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Đáp lại, CHDCND Triều Tiên tuyên bố Liên Hợp Quốc đã tuyên chiến với họ, gây khó khăn cho tiến trình đàm phán 6 bên.

Ảnh Reuters
Ảnh Reuters
Tháng 12/2006: Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị hành quyết bằng hình thức treo cổ tại Baghdad lúc tảng sáng ngày 30/12/2006 (theo giờ địa phương). Ông Saddam bị một toà án Iraq tuyên phạt tử hình ngày 5/11/2006 sau một năm xét xử vì bị buộc tội thảm sát 148 người Shi’ite tại Dujail năm 1982. Dư luận ở Iraq và quốc tế có nhiều tiếng phản đối vì cho rằng tòa án không hợp hiến và không tuân thủ các hiệp ước quốc tế. Tuy nhiên, Tòa án phúc thẩm của Iraq đã kết luận ông Saddam phạm tội "chống lại loài người" vì vụ thảm sát trên và quyết định y án tử hình của tòa cấp dưới.

Ảnh Getty Images
Ảnh Getty Images
Tháng 12/2007: Một tấm áp phích vẽ chân dung cựu nữ Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto nằm lăn lóc bên xác các nạn nhân của vụ đánh bom tự sát nhắm vào bà Bhutto ngày 27/12/2007 ở Rawalpindi (Pakistan). Bà Bhutto, thời điểm đó đang là lãnh đạo phe đối lập ở Pakistan, cùng 20 người khác đã tử nạn trong sự cố. Vụ sát hại được đánh giá là một đòn giáng vào cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Pakistan.

Ảnh Reuters
Ảnh Reuters
Tháng 8/2008: Chớp loé sáng trên bầu trời thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia ngày 17/8/2008 sau khi thành phố này bị tàn phá trong cuộc chiến ngắn ngủi, kéo dài 5 ngày giữa Nga và Grudia liên quan đến chủ quyền của vùng lãnh thổ ly khai. Ngay sau đó, Moscow cắt đứt quan hệ với Tbilisi, tiếp đến công nhận độc của Abkhazia và Nam Ossetia - hai vùng ly khai thuộc Grudia. Các động thái này đã kéo căng quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây, đồng thời làm chậm trễ kế hoạch đông tiến của NATO.

Ảnh Evening Standard-Zuma Press
Ảnh Evening Standard-Zuma Press
Tháng 9/2008: Một nhân viên của Lehman Brothers chán nản đứng tại chi nhánh ngân hàng Mỹ ở London ngày 15/9/2008, ngày mà ngân hàng đệ đơn xin phá sản - động thái đầu tiên báo hiệu cơn suy thoái tài chính toàn cầu. Trái với dự đoán bi quan về sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống kinh tế thế giới, sang năm 2009, các nền kinh tế toàn cầu đã có những dấu hiệu phục hồi bước đầu. Giới quan sát nhận định, điều này có được là nhờ quyết tâm và hàng loạt nỗ lực vực dậy nền kinh tế không mệt mỏi của các nước, bao gồm cả những gói kích thích kinh tế chống khủng hoảng.

Ảnh Reuters
Ảnh Reuters
Tháng 11/2008:  Barack Obama và vợ tại một cuộc mít tinh đêm bầu cử ở Chicago ngày 4/11/2008, sau khi ông đánh bại đối thủ Cộng hoà John McCain để đắc cử vào Nhà Trắng, trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Chiến thắng của ông Obama đã tạo nên sự hứng khởi ở nhiều nơi trên thế giới cũng như niềm hy vọng về một nước Mỹ "đổi thay" dưới thời nhà cầm quyền mới.

Ảnh Courier Times
Ảnh Courier Times
Tháng 4/2009: Cúm A/H1N1 hay còn gọi là "cúm lợn" bắt đầu được phát hiện lần đầu tiên ở Mexico và nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Chỉ 2 tháng sau khi dịch cúm bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần đầu tiên sau 41 năm đã phải chính thức công bố cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu. Theo thống kê của WHO, tính đến ngày 18/12/2009, cúm A/H1N1 đã xuất hiện ở 206 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên toàn thế giới có 515.000 người nhiễm cúm A/H1N1, trong đó 11.780 trường hợp đã tử vong.

Ảnh THX
Ảnh THX
Tháng 5/2009: Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần hai vào ngày 25/5. Sự kiện một lần nữa gây chấn động thế giới và khiến Bình Nhưỡng phải đối mặt với các lệnh trừng phạt phạt mới, hà khắc hơn từ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, thông qua động thái này, CHDCND Triều Tiên muốn thu hút sự chú ý của chính quyền mới ở Washington và đưa chương trình hạt nhân của nước này thành tâm điểm hàng đầu trong nhiệm kỳ của tân Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ảnh THX
Ảnh THX
Tháng 12/2009: Hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu (EU), tiền thân là bản dự thảo Hiến pháp chung EU ra đời năm 2005, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2009, mở ra một chương mới trong lịch sử 50 thành lập của liên minh. Theo văn kiện mang tính bước ngoặt này, EU lần đầu tiên bầu chọn ra hai chức danh mới là Tổng thống và Ngoại trưởng của tổ chức. Việc Hiệp ước Lisbon nhận được sự đồng thuận của tất cả 27 nước thành viên, chính là tiền đề quan trọng để EU thực hiện những kế hoạch đầy tham vọng và nâng cao ảnh hưởng trên toàn cầu.

  • Thanh Bình (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,