Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - sự kiện quan trọng được dư luận quốc tế trông đợi từ lâu - đã chính thức diễn ra vào chiều tối ngày 7/12 (theo giờ VN) tại
Dàn đồng ca hát bài mở màn hội nghị. Ảnh AP.
Đây là hội nghị về thay đổi khí hậu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, với sự tham gia của 192 quốc gia và được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Theo ban tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, số nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ tham dự hội nghị như vậy là đã cao hơn rất nhiều so với hội nghị cho ra đời Nghị định thư
Đặc biệt, Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định tham dự hội nghị thay vì chỉ ghé qua
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ toạ Connie Hedegaard cho rằng một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hội nghị dài ngày lần này là phải tìm cách tài trợ tài chính cho các nước nghèp trong những năm sắp tới để giúp họ đối phó với sự biến đổi khí hậu.
Về vấn đề này, trước thềm hội nghị, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thông báo đang hỗ trợ tích cực các nước đang phát triển nâng cao năng lực thương lượng hiệu quả tại hội nghị để đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu khả quan nhất đối với các nước đang phát triển cũng như năng lực tiếp cận các nguồn tài trợ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
UNDP khẳng định chống biến đổi khí hậu là chương trình hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu của UNDP, đặc biệt hỗ trợ các nước nghèo bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong khi họ không phải là những nước ít phải chịu trách nhiệm nhất trong việc gây ra tình trạng này.
Bên cạnh đó, vị cựu Bộ trưởng Khí hậu của nước chủ nhà Đan Mạch Connie Hedegaard cũng lưu ý các nước, nhất là các nước lớn, rằng đây là cơ hội cuối cùng để thế giới nắm bắt để cứu lấy thế giới trước khi quá muộn.
"Đây là cơ hội đặc biệt cho chúng ta mà nếu bỏ lỡ, sẽ phải mất không biết bao nhiêu năm trước khi có thể tìm lại một cơ hội như vậy", bà Chủ toạ Connie Hedegaard khẳng định.
Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - sự kiện quan trọng được dư luận quốc tế trông đợi từ lâu - đã chính thức diễn ra vào chiều tối ngày 7/12 (theo giờ VN) tại
Mục đích lớn nhất của hội nghị này là cho ra đời một thỏa thuận khung toàn cầu về vấn đề khí thải cácbon điôxít (CO2), gây hiệu ứng nhà kính để thay thế cho Nghị định thư
Hội nghị dự kiến sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan. Dự kiến các nước phát triển đồng ý sẽ cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2 từ nay đến năm 2020, trong khi các nước đang phát triển sẽ hạn chế tốc độ gia tăng loại khí thải, là thủ phạm chính của tình trạng nóng lên toàn cầu này.
Mỹ, nước thải nhiều nhất lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2020 cắt giảm 17% lượng khí CO2 so với năm 2005. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố vào năm 2020 sẽ cắt giảm từ 40% đến 45% lượng khí thải CO2 so với năm 2005. Ấn Độ cũng cam kết đến năm 2020 sẽ cắt giảm từ 20-25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm.
Hội nghị dự kiến diễn ra trong vòng 2 tuần, kết thúc vào ngày 18/12 tới.
-
Nhật Vy (Theo AP, CNN, Reuters)