221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1250237
Nhật Bản đã “gần” Mỹ hơn
1
Article
null
Nhật Bản đã “gần” Mỹ hơn
,

Hai tháng sau khi nhậm chức, lãnh đạo mới của Nhật Bản vẫn gia tăng cảnh báo với Mỹ về việc Nhật Bản xem xét mối liên minh an ninh đã kéo dài hơn nửa thế kỷ giữa hai nước. Nhưng việc xem xét lại này không phải là sự thoát khỏi Mỹ, mà là những nỗ lực nội địa nhằm thúc đẩy vị thế bại trận thời hậu chiến của Nhật Bản, theo các chuyên gia chính trị.

 

Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama (góc xa bên phải) hôm 14/11 ở Tokyo. Liên minh với Washington đã trở thành mục tiêu mới của Tokyo. Ảnh: NYT

 

Quan trọng hơn, các nhà phân tích cho rằng những động thái đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một điều mà lẽ ra Tokyo và Washington nên bắt đầu từ nhiều năm trước: một cuộc đối thoại cởi mở hơn về mối quan hệ an ninh đã không theo kịp những biến đổi ở Nhật và ở châu Á nói chung.

 

Ngay sau chuyến thăm tỏ vẻ thân thiện đến Tokyo của Tổng thống Obama vào tháng trước, chính phủ của Thủ tướng Yukio Hatoyama đã bắt đầu một cuộc điều tra để phơi trần những thoả thuận bí mật thời chiến tranh lạnh cho phép đưa vũ khí hạt nhân Mỹ vào Nhật Bản và đã tiến hành một cuộc xét duyệt công khai hiếm có về việc tài trợ cho 50.000 nhân viên quân đội Mỹ đóng ở Nhật. Động thái này nhất quán với đường hướng của Thủ tướng  Hatoyama kể từ khi Đảng Dân chủ của ông dành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng Tám vừa qua với cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng hơn với Washington.

 

Một vài nhà phân tích chính trị ở Mỹ từng so sánh ông Hatoyama với ông Roh Moo-hyun, cựu Tổng thống Hàn Quốc và là người đã cưỡi lên ngọn sóng chống Mỹ để nắm quyền vào năm 2002. Nhưng phần lớn cho rằng chính sách này của Hatoyama không phải nhắm vào Mỹ là chính, mà là Đảng Dân chủ Tự do đã cầm quyền suốt nửa thế kỷ ở Nhật Bản.

 

“Hatoyama thường bị hiểu lầm” Koji Murata, một giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Doshisha, Tokyo nói. “Hatoyama không chống Mỹ. Ông ấy đối lập với Đảng Dân chủ Tự do”.

 

Từ khi nhậm chức vào tháng Chín vừa rồi, ông Hatoyama đã theo đuổi chiến dịch cam kết xoá sạch những quan điểm chính trị cũ của Đảng Dân chủ Tự do. Quan điểm khiến nhiều người Nhật khi đó bất mãn về sự trì trệ của đất nước và đã thay thế họ bằng một chính phủ trách nhiệm và minh bạch hơn. Điều này vẫn tiếp tục là mục tiêu chính của ông, ngay cả khi ông bận ngăn chặn ảnh hưởng xấu của vụ bê bối liên quan đến những hoạt động đóng góp cho chính trị không đúng đắn có giá trị lên tới hàng triệu đô.

 

Việc liên minh với Washington là một mục tiêu ưu tiên của chính phủ mới. Cụ thể, các thành viên Đảng Dân chủ mong muốn chấm dứt nhận thức rằng mối quan hệ với Mỹ được sắp đặt một cách bí mật bởi bộ máy nhà nước mà không có sự đồng thuận của dư luận người dân Nhật.

 

Đây là mục đích cuộc điều tra về những thoả thuận bí mật từ những năm 1960 và 1970 cho phép tàu và máy bay Mỹ mang vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản, bất chấp lệnh cấm của Nhật về vũ khí hạt nhân, các chuyên gia nói. Việc phơi trần những thoả thuận này không mấy tác động đến mối quan hệ liên minh hiện tại. Những thoả thuận đó đã mất tác dụng sau khi Washington gỡ bỏ vũ khí hạt nhân khỏi hầu hết các máy bay và tàu chiến vào năm 1991, và sự thật này đã được các quan chức về hưu của Mỹ và Nhật vạch trần nhiều năm trước đây.

 

Ngoài ra, Ngoại trưởng Katsuya Okada đã hối thúc cuộc điều tra không chỉ để tăng sự minh bạch mà còn muốn làm bẽ mặt các quan chức  ở Bộ ngoại giao vốn vẫn công khai phủ nhận sự tồn tại của hiệp ước. Một yêu cầu như vậy về sự minh bạch cũng được đưa ra vào tuần qua, khi một uỷ ban chuyên trách về cắt giảm lãng phí chính phủ xét đến 1,4 tỉ đô la mà Tokyo chi tiêu vào tiền lương hàng năm cho nhân viên Nhật Bản làm ở các căn cứ quân sự Mỹ. Sau một  giờ thảo luận tập trung làm sáng rõ cán cân chi trả mà không ai nêu ra hoài nghi về sự cần thiết đối với căn cứ, uỷ ban đã biểu quyết gác lại vấn đề.

 

Trong khi không có thay đổi thực chất nào, việc chỉ đưa ra những chủ đề nhạy cảm như tiền lương ở căn cứ chỉ cho thấy ông Hatoyama sẵn sàng làm mếch lòng Washington hơn những chính phủ trước đây.

 

Tuy nhiên, theo các nhà chính trị gia, cả chính phủ và công chúng Nhật của ông Hatoyama đã không chứng tỏ bất kỳ tín hiệu nào là muốn thay đổi căn bản liên minh an ninh Mỹ - Nhật, mối quan hệ đã bảo đảm cho an ninh Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Có chăng chỉ là công chúng Nhật kêu gọi việc duy trì mối quan hệ thân cận với Mỹ ở một khu vực địa chính trị trong đó có một Trung Quốc trỗi dậy và một CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.

 

Thực vậy, đôi khi sự thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa hai  nước phản ánh cái mà ông Murata và một số người khác gọi là bất thành về thông tin. Một phần của vấn đề là Washington chậm trễ trong việc tiếp cận ông Hatoyama, người mà chiến thắng của mình đã xoá bỏ những kênh liên lạc truyền thống của Washington đối với đảng cầm quyền trước đây và các Ban bộ chủ chốt.

 

Tuy nhiên về cơ bản, tình trạng căng thẳng gần đây cho thấy hai nước đã ít trao đổi như thế nào so với các đồng minh khác của Mỹ như Anh hoặc  Australia. Chính phủ mới của Nhật Bản lần đầu tiên đã phá vỡ quá trình liên minh cũ  bằng việc đưa ra những vấn đề ra một cách công khai, cho thấy những rạn nứt vốn chưa từng được thừa nhận trước đây.

 

“Đây là hai đối tác thường không thảo luận với nhau” ông Tobias Harris, cựu trợ lý chính phủ cho các nhà lập pháp Đảng Dân chủ viết trên một blog. Ông Harris và một số nhà phân tích nói rằng hai nước phải định hình lại mối quan hệ hợp tác trong kỷ nguyên mới khi mà Mỹ không còn là siêu cường duy nhất, Nhật Bản không còn sẵn sàng làm “túi tiền” của Washington và cán cân quyền lực khu vực đang được Trung Quốc lật lại.

 

Hiện tại, Tokyo đang thiếu kiên định trong quyết sách của mình. Một vấn đề  đã được thảo luận là việc di dời Căn cứ Không quân Futenma của Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi đảo Okinawa, một căn cứ quân sự  bị nhiều người dân Nhật phản đối. Các quan chức Mỹ đã hối thúc Tokyo tôn trọng hiệp ước năm 2006 để chuyển căn cứ đến một vùng ít dân cư hơn thuộc đảo Okinawa, nhưng Đảng Dân chủ Nhật đã cam kết trong chiến dịch tranh cử của họ là chuyển căn cứ khỏi đảo Okinawa hoặc thậm chí rút hoàn toàn căn cứ ra khỏi Nhật Bản.

 

Từ khi nhậm chức vào tháng Chín, các thành viên chính phủ mới đã đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau về vấn đề này. Ông  Hatoyama đã bóng gió rằng ông sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng cho đến đầu tháng Giêng tới đây.

 

Vẫn còn nhiều dấu hiệu rằng cuối cùng Tokyo và Washington bắt đầu cố gắng hiểu nhau thêm một lần nữa. Trong chuyến thăm của mình, Tổng thống Obama đã đồng ý thảo luận về vấn đề căn cứ Futenma, và ông Hatoyama giải thích về sự lựa chọn chính trị khó khăn giữa Washington và công luận Nhật Bản về Okinawa.

“Chính phủ mới cầm quyền chưa đầy 100 ngày, không bất ngờ gì nếu có những vấn đề nảy ra” ông Murata nói.

 

  • Quốc Toản (theo New York Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,