Ở Triều Tiên, luôn có những đường hầm để thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp, Hwang Jang-yop, một cựu quan chức Triều Tiên, thừa nhận.
Ông này đã trốn khỏi đất nước đến Hàn Quốc cách đây 12 năm.
Theo Hwang Jang-yop, 86 tuổi, có những đường hầm bí mật được xây dựng sâu 299m dưới lòng đất và kéo dài khoảng 50km.
Ông Hwang Jang-yop nói rằng những đường hầm đó có thể được sử dụng không chỉ để trốn một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra mà còn để chạy khỏi đất nước. Theo ông những đường hầm đó được xây dựng từ năm 1973.
Đường hầm này nối Bình Nhưỡng với cảng Nampo trên bờ Hoàng Hải. Thông qua đường ngầm này có thể chạy sang Trung Quốc.
Thông tin về Tiều Tiên có những công nghệ tân tiến nhất về lĩnh vực xây dựng đường ngầm không còn mới lạ. Vào tháng 7/2009, phương Tây đã cáo buộc Bình Nhưỡng xây dựng những đường hầm ngầm ở Myanmar, những đường hầm ngầm được cho là nằm trong chương trình hạt nhân của nước này.
Các kênh truyền hình phương Tây chiếu hình ảnh và video các quan chức Triều Tiên bên cạnh các đường hầm ngầm đó. Một số đường hầm rộng đến mức có thể vừa lọt một chiếc ô tô tải. Những đường hầm ngầm đó cũng để dùng làm kho chứa vũ khí và thực phẩm.
Theo nhà báo Bertil Lintner người Thuỵ Điển, công nghệ hầm ngầm của Triều Tiên trở nên giá trị đối với lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
“Ở phía nam Lebanon sau cuộc chiến 2006, Bộ Quốc phòng Israel và Liên Hợp Quốc đã tìm thấy một số khu liên hợp ngầm, do các binh sỹ Hezbollah để lại. Dù có trùng hợp hay không, những đường hầm đáng chú ý đó tương tự với những đường ngầm mà Hàn Quốc đã đào ở Khu Phi quân sự khi chia tách Nam và Bắc Triều Tiên”.
Bên cạnh đó, quân đội Hàn Quốc đã một số lần tuyên bố rằng những đường hầm ngầm có thể được sử dụng để chống Hàn Quốc.
Seoul cho rằng lực lượng đặc nhiệm CHDCND Triều Tiên thường tiến hành các cuộc đột kích ở những khu vực sau lưng kẻ thù bằng phương pháp “du kích”, thông qua các đường hầm.
Vào năm 1990, Seoul cũng thông báo họ đã phát hiện và phá huỷ 7 đường hầm ngầm ở khu phi quân sự.
"Có một loạt đường hầm ở Triều Tiên, nhưng tôi không cho rằng rằng nó được xây dựng để giới quan chức cấp cao Triều Tiên thoát khỏi đất nước. Dĩ nhiên, họ phải dự tính nhiều tình huống khác nhau, kể cả tình huống xấu nhất, nhưng rất ít khả năng họ thoát khỏi đất nước. Đúng hơn, những đường ngầm được xây để tránh tên lửa và đánh bom”, Vladimir Khrustalev, một chuyên gia về hai miền Triều Tiên thuộc Đại học Quốc gia Thuỷ quân, Nga nói.
Kết cấu đường ngầm tương tự được xây dựng ở bán đảo Triều Tiên trong cuộc chiến 1950-1953. Triều Tiên học tập khá nhiều từ đồng minh Trung Quốc trong thời gian đó. Trong thời gian chiến tranh, kỹ thuật máy bay của Mỹ chiếm ưu thế trên không nên phía Triều Tiên và đồng minh Trung Quốc thiệt hại khá nhiều.
Chính vì vậy Triều Tiên buộc phải xây dựng các đường hầm sâu. Ở những khu vực chắc chắn, những thành phố ngầm được mở mang phục vụ việc tiếp tế cho tiền tuyến và sơ tán những người bị thương.
-
Quốc Toản (Theo Pravda)