221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1252265
Trung Quốc với nỗi lo "Made in China"
1
Article
null
Trung Quốc với nỗi lo 'Made in China'
,
 

Mặt trái của gói kích thích lớn đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và sản lượng sản xuất Trung Quốc, điều có thể sẽ là nguyên nhân của nhiều xung đột thương mại.

Sản xuất dư thừa đang là vấn đề đáng lo ngại của Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu (Anh: makingthishome.com)
Sản xuất dư thừa đang là vấn đề đáng lo ngại của Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. (Ảnh: makingthishome.com)

Năm nay là một năm khó khăn cho công ty thép Bao Đầu, Nội Mông, Trung Quốc. Doanh thu của công ty được xây dựng trên cánh đồng cỏ rộng lớn cách Bắc Kinh 350 dặm về phía tây bắc đã giảm 21%, và nhà sản xuất thép này đã phải gánh chịu lần thua lỗ đầu tiên kể từ khi cổ phần hóa gần 1 thập kỷ trước. Xuất khẩu chậm lại gây nhiều thiệt hại. Nhưng vấn đề lớn nhất của Trung Quốc lại là sản lượng bùng nổ trong nước. Sản lượng thép của Trung Quốc đã tăng 10,5% năm này, và nhiều khả năng sẽ vượt 700 triệu tấn mỗi năm - lớn hơn khoảng 200% so với lượng tiêu thụ trong nước.

Yu Chao, người đứng đầu bộ phận quan hệ đầu tư Bao Đầu nói: "Năng suất dư thừa sẽ ảnh hưởng tới mọi công ty trong ngành này. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc phải chấp nhận điều này".

Liệu đây có phải là cùng một Trung Quốc mà người ta mong đợi sẽ tăng trưởng 8% năm nay. Trong khi gói kích thích 586 tỷ USD của Bắc Kinh đã giúp đại lục này vượt qua cơn khủng hoảng toàn cầu, thì nó cũng có mặt trái của mình. Đầu tư vào tài sản cố định - tiền sử dụng vào nhà xưởng, đường cao tốc, và những dự án lớn - đã tăng 40% trong nửa đầu năm và chiếm gần toàn bộ tăng trưởng của nước này.

Tín dụng nới lỏng đã giúp tăng cường nhu cầu các hàng hóa như thép, hóa chất, và thủy tinh. Nhưng nó cũng dẫn tới sự bùng nổ các nhà máy mới sản xuất những loại hàng hóa đó. Điều này sẽ làm tăng xung đột thương mại nếu Trung Quốc xuất khẩu phần dư thừa ở mức giá thấp - mà các chuyên gia thương mại gọi là bán phá giá. Với năng suất thép của đại lục vượt quá nhu cầu trong nước tới gần 30%, thì "liệu họ có sẽ đóng cửa các nhà máy này và cho công nhân thôi việc, hay sẽ xuất khẩu ra nước ngoài?" Daniel R. DiMicco, CEO của nhà sản xuất thép Nucor có trụ sở tại Charlotte, Bắc Carolina đã đặt câu hỏi. "Xu hướng của họ sẽ là xuất khẩu".

Cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc đang cảnh báo về việc năng suất dư thừa trong 6 ngành công nghiệp. Các nhà sản xuất xi măng đã tăng thêm 600 triệu tấn so với mức năng suất 1,9 tỷ tấn mỗi năm trước đó. Các lò nhôm đang chạy ở mức 2/3 năng lực so với gần 4/5 năm ngoái. Và trong 2 năm, số công ty Trung Quốc chế tạo các thiết bị phong điện đã tăng gấp 4 lần, lên tới hơn 80 nhà máy.

Nguy cơ vỡ nợ

Washington đang bắt đầu hành động. Trung Quốc giờ đây phải chịu mức thuế quan gần gấp đôi mức ban đầu đối với các sản phẩm thép ống xuất khẩu sang Mỹ sau khi Bộ Thương mại nước này đưa ra quyết định sơ bộ rằng Bắc Kinh đang bán phá giá các loại ống được sử dụng trong ngành dầu khí. Một luật sư đại diện cho các nhà sản xuất thép Mỹ tại Washington trong khiếu nại về ống Trung Quốc nói: "Trung Quốc đang gia tăng năng suất, ngay cả khi không nơi nào trên thế giới cần tới sản phẩm đó". Ông nói, các sản phẩm thép ống xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua lên 2,1 triệu tấn mỗi năm, mặc dù tốc độ tăng có giảm xuống kể từ khi có kết luận này. Các nhà sản xuất giấy tráng bóng của Mỹ cũng đã đệ đơn khiếu nại tương tự.

Bắc Kinh cũng quan ngại về những khó khăn này. Nếu các công ty cứ tăng năng suất mà không thể bán được các sản phẩm dư thừa thì họ sẽ gặp phải nguy cơ vỡ nợ với các khoản vay. Và các kế hoạch cắt giảm chi tiêu chính phủ, xây dựng nền kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu dùng và cải tiến, có thể gặp khó khăn nếu các công ty còn tiếp tục đầu tư quá mức vào sản xuất hàng hóa. Zha Daojiong, giáo sư tại Trường Nghiên cứu quốc tế của đại học Peking nói: "Chúng ta cần nghĩ về những gì nền kinh tế của chúng ta nên dựa vào. Giá cả thấp và sản lượng lớn hay các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn".

Trung Quốc đã tiến hành một số biện pháp nhằm hạn chế mở rộng sản xuất kiểu như trên. Cơ quan hoạch định nhà nước đang hạn chế các dự án mới trong các ngành xi măng, nhôm, thủy tinh không thỏa mãn các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, hiệu quả năng lượng và quy mô. Cơ quan này đã lệnh cho 2 nhà sản xuất thép thép hàng đầu là Shanghai’s Baosteel và Wuhan Iron & Steel, phải ngừng xây dựng 2 nhà máy với năng lực hàng năm 10 triệu tấn mỗi nhà máy. Và cơ quan cũng cấm xây dựng các nhà máy nhỏ hơn chế tạo polysilicone (sử dụng trong các tấm pin mặt trời) và silicon đơn hợp (sử dụng trong mọi thứ từ nước thơm cho tới đồ điện tử). Tom Cook, giám đốc Greater China tại Dow Corning, công ty có thể sẽ chứng kiến một số đối thủ nhỏ hơn phải đóng cửa vì những quy định thay đổi nói: "Chúng tôi đề cao những gì chính phủ Trung Quốc đang làm. Họ đang tập trung vào những công ty sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả".

Điều này không có nghĩa là sẽ dễ dàng để giải quyết các vấn đề. Hầu hết các ông ty trong những ngành này bị ảnh hưởng, nặng nhất là những công ty thuê nhiều lao động, thuộc sở hữu nhà nước, và là nguồn thu chính của các chính quyền khu vực. Như thế, họ được hưởng trợ cấp năng lượng, đất đai - đó là còn chưa nhắc tới mối quan hệ gần gũi với các ngân hàng - vì thế tăng sản suất không phải là chuyện khó. Joerg Wuttke,chủ tịch Phòng thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc nói, "Trung Quốc giờ đây đang như cái nồi áp suất vậy". Nhóm của ông hôm 26/11 đưa ra báo cáo về năng suất dư thừa đã dự báo những xung đột thương mại sẽ tăng lên.

Và Trung Quốc có thể sẽ không sẵn sàng đưa ra những thay đổi kinh tế vĩ mô cần thiết để đối phó với những thách thức. Tại cuộc họp hoạch định chính sách hàng năm của Bắc Kinh, chính quyền đã ám chỉ rằng rằng chi tiêu sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng ít nhất 1 năm nữa. Một số quan chức cũng tỏ ra không sẵn sàng định giá lại đồng nội tệ, vì thế sản lượng dư thừa sẽ còn tương đối rẻ trên thị trường quốc tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói với các quan chức châu Âu ngày 30/11 tại Nam Kinh rằng, "một số quốc gia một mặt muốn nhân dân tệ (NDT) tăng giá, nhưng mặt khác cũng thực thi chủ nghĩa bảo hộ mạnh mẽ chống lại Trung Quốc. Điều này là không công bằng. Các biện pháp của họ làm hạn chế sự phát triển của Trung Quốc".

Các nhà kinh tế Trung Quốc trong khi đó lại lập luận rằng, tăng trưởng cuối cùng cũng sẽ tiêu thụ hết bất cứ lượng dư thừa nào. Lu Feng, giáo sư Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại Đại học Peking nói: "Trong môi trường cạnh tranh, năng suất dư thừa là không tránh khỏi. Trong giai đoạn bình thường, điều này thường không tạo ra các xung đột thương mại và những quan ngại khác". Nhưng giờ không phải là giai đoạn bình thường, Xiong Bilin, một quan chức Bộ Công nghiệp thuộc cơ quan hoạch định nhà nước, nói. "Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn.

  • Đình Ngân (Theo Business Week)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,