Trung Quốc xây 'Trường thành' ngầm cất vũ khí hạt nhân
Cập nhật lúc 16:24, Thứ Hai, 14/12/2009 (GMT+7)
Quân đội Trung Quốc đang xây dựng một "Vạn lý trường thành" dưới lòng đất kéo dài hơn 5.000 km từ tỉnh Hà Bắc tới miền Bắc Trung Quốc.
Khu hầm ngầm từ thời nhà Tống tại tỉnh Hà Bắc (Ảnh: mysteriouschina.coma) |
Dẫn lời một báo cáo chính thức của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), tờ Ta Kung Pao của Hồng Kông hôm 12/12 nói rằng, liên đội tên lửa chiến lược, hay còn gọi là Lực lượng pháo binh thứ hai (Second Artillery Division), đang xây dựng một loạt các hầm dưới lòng đất để cất giữ vũ khí hạt nhân, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 5 với tầm bắn 13.000 km.
Hãng truyền hình nhà nước của Trung Quốc CCTV đưa tin, kể từ năm 1995, Lực lượng pháo binh thứ hai đã huy động hàng chục nghìn lính tới xây dựng mạng lưới hầm ngầm kéo dài 5.000 km dưới khu vực đồi núi của Hà Bắc. Bản tin có đoạn: "Một căn cứ tên lửa đang được xây dựng dưới lòng đất hàng trăm mét và có thể chịu đựng được một vài vụ tấn công hạt nhân. Người ta gọi mạng lưới những hầm ngầm nối với căn cứ tên lửa này là ’Vạn lý trường thành dưới lòng đất’". Tháng 3/2008, CCTV cũng đã làm bộ phim tài liệu tiết lộ rằng PLA đang xây dựng những cơ sở dưới lòng đất, cho phép lực lượng này tiến hành phản công trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương của Đài Loan thì viết: "Phiên bản tên lửa tầm trung và tầm xa ban đầu của Trung Quốc đã được triển khai trên mặt đất và dễ dàng bị các vệ tinh gián điệp phát hiện và tấn công bằng tên lửa đánh chặn. Điều này khiến quân đội Trung Quốc phải di chuyển toàn bộ hàng trăm tên lửa này xuống sâu dưới lòng đất hàng trăm mét."
Theo các chuyên gia quân sự, mục đích của việc xây dựng Vạn lý trường thành dưới lòng đất là tạo ra "cơ hội thứ hai" cho Trung Quốc sau khi bị tấn công hạt nhân. Mục đích chính của Lực lượng pháo binh thứ hai là phản công chống lại các mục tiêu của kẻ thù sau khi thoát khỏi được loạt bắn đầu tiên. Tờ Ta Kung Pao daily cho biết, chưa từng có thông tin chính thức của PLA tiết lộ các thông tin về những hầm ngầm này và điều này chứng tỏ Bắc Kinh tự tin với sức mạnh quân sự của mình.
Được biết, đã từng tồn tại mộ hầm ngầm cổ khoảng 300 km² thuộc địa phận Vĩnh Thanh, tỉnh Hà Bắc. Hầm ngầm này được xây dựng từ triều đại nhà Tống, có lịch sử Lịch sử hơn 1000 năm. Hầm ngầm cổ này không chỉ có quy mô lớn mà còn có kiến trúc phức tạp, bố cục chặt chẽ, nối với 11 ngôi làng.
Hãng truyền hình nhà nước của Trung Quốc CCTV đưa tin, kể từ năm 1995, Lực lượng pháo binh thứ hai đã huy động hàng chục nghìn lính tới xây dựng mạng lưới hầm ngầm kéo dài 5.000 km dưới khu vực đồi núi của Hà Bắc. Bản tin có đoạn: "Một căn cứ tên lửa đang được xây dựng dưới lòng đất hàng trăm mét và có thể chịu đựng được một vài vụ tấn công hạt nhân. Người ta gọi mạng lưới những hầm ngầm nối với căn cứ tên lửa này là ’Vạn lý trường thành dưới lòng đất’". Tháng 3/2008, CCTV cũng đã làm bộ phim tài liệu tiết lộ rằng PLA đang xây dựng những cơ sở dưới lòng đất, cho phép lực lượng này tiến hành phản công trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương của Đài Loan thì viết: "Phiên bản tên lửa tầm trung và tầm xa ban đầu của Trung Quốc đã được triển khai trên mặt đất và dễ dàng bị các vệ tinh gián điệp phát hiện và tấn công bằng tên lửa đánh chặn. Điều này khiến quân đội Trung Quốc phải di chuyển toàn bộ hàng trăm tên lửa này xuống sâu dưới lòng đất hàng trăm mét."
Theo các chuyên gia quân sự, mục đích của việc xây dựng Vạn lý trường thành dưới lòng đất là tạo ra "cơ hội thứ hai" cho Trung Quốc sau khi bị tấn công hạt nhân. Mục đích chính của Lực lượng pháo binh thứ hai là phản công chống lại các mục tiêu của kẻ thù sau khi thoát khỏi được loạt bắn đầu tiên. Tờ Ta Kung Pao daily cho biết, chưa từng có thông tin chính thức của PLA tiết lộ các thông tin về những hầm ngầm này và điều này chứng tỏ Bắc Kinh tự tin với sức mạnh quân sự của mình.
Được biết, đã từng tồn tại mộ hầm ngầm cổ khoảng 300 km² thuộc địa phận Vĩnh Thanh, tỉnh Hà Bắc. Hầm ngầm này được xây dựng từ triều đại nhà Tống, có lịch sử Lịch sử hơn 1000 năm. Hầm ngầm cổ này không chỉ có quy mô lớn mà còn có kiến trúc phức tạp, bố cục chặt chẽ, nối với 11 ngôi làng.
- Đình Ngân (Theo Chosun Ilbo)
,