221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1259336
Báo Trung Quốc "chê" học thuyết mới của Obama
1
Article
null
Báo Trung Quốc 'chê' học thuyết mới của Obama
,

Bài xã luận trên tờ China Daily, một tờ báo chính thống của Trung Quốc với nhan đề: Học thuyết mới của Obama: Nói thì dễ, làm thì khó.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Người Mỹ đã chọn Barack Obama là tổng thống của họ vì ông hứa cải thiện tình hình cả trong và ngoài nước. Obama thừa kế một di sản hỗn độn từ George W. Bush: cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, khủng hoảng tài chính toàn cầu, hình ảnh một nước Mỹ mờ nhạt và một số nước lớn mạnh trên thế giới. Sau một năm cầm quyền, ông Obama dường như thành công về ngoại giao hơn là cải thiện tình hình trong nước.

 

Ảnh: Reuters

 Obama đối mặt với hai nhiệm vụ cấp thiết về ngoại giao: củng cố vị thế và hồi phục hình ảnh nước Mỹ, đồng thời nắm lấy thế  chủ động để thay đổi trật tự thế giới nhằm duy trì quyền bá chủ của Washington về lâu dài.

Tổng thống Mỹ bắt đầu cuộc cải tổ của ông với những ý tưởng mới, đưa ra khái niệm chiến lược “quyền lực thông minh” và “đa đối tác” về trật tự quốc tế. Khái niệm thứ nhất là cân đối sức mạnh mềm và sức mạnh cứng với việc sử dụng những biện pháp khác nhau để đối phó với những thách thức một cách linh hoạt. Với mục đích này, chính quyền của ông Obama đề nghị rằng phát triển, ngoại giao, quốc phòng được coi  như ba trụ cột chiến lược trong đối ngoại của Mỹ. Quan điểm “đa đối tác” nghĩa là coi nhẹ sự đối lập về hệ tư tưởng, Mỹ sẽ sẵn sàng hợp tác với các nước khác, bất chấp hệ thống xã hội và chính trị của họ, nhằm đối phó với những thách thức chung và xây dựng một trật tự kinh tế chính trị quốc tế mới. Dĩ nhiên trật tự đó sẽ do Mỹ dẫn đầu và các cường quốc khác cùng tham gia.

 Bước đột phá chính trị và ngoại giao của Obama là bốn mặt trận. Thứ nhất, ông đã nỗ lực cải thiện hình ảnh nước Mỹ bằng cách né tránh chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa quân phiệt của chính quyền Bush. Trong số những động thái của ông là quyết định đóng cửa nhà tù Vịnh Guantanamo, đặt ra thời hạn cho quân đội Mỹ rút khỏi Iraq, trở lại đàm phán về biến đổi khí hậu, tiến hành ngoại giao “vươn bàn tay” với các nước như Iran, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Venezuela và Myanmar,  đồng thời nỗ lực cải thiện mối quan hệ với thế giới Hồi giáo.

 Hình ảnh nước Mỹ đã cải thiện phần nào trong năm đầu tiên ông Obama cầm quyền. Một cuộc thăm dò của Pew Center tiến hành ở 25 nước cho thấy tỷ lệ số người thân thiện với Mỹ tăng lên ở 24 nước; chỉ một trường hợp ngoại lệ là Israel.

Thứ hai, Obama đã thay đổi đột ngột chiến lược chống khủng bố của Mỹ bằng cách bác bỏ giả thuyết của Bush. Ông coi khủng bố là  một trong nhiều vấn đề mà ngày nay thế giới phải đối mặt và thay đổi chiến tuyến chống khủng bố của Mỹ từ Iraq tới  Afghanistan và Pakistan. Hơn nữa, ông đề cao hợp tác với các cường quốc khác về lĩnh vực kinh tế, chính trị và  quan hệ quân sự.

 Thứ ba, chính quyền của ông Obama đang nỗ lực lớn nhằm duy trì những mối quan hệ chủ chốt với các cường quốc khu vực và toàn cầu. Họ nỗ lực ưu tiên thực hiện chính sách với Trung Quốc bằng cách tiến đến mối quan hệ hợp tác toàn diện, thiết lập Chiến lược và Đối thoại Kinh tế, và hợp tác tại hội nghị thượng đỉnh G20 cũng như đàm phán về biến đổi khí hậu.

 Ở mặt trận khác, ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton và ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov  đang cố hồi phục quan hệ Nga -Mỹ. Động thái đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ song phương, bắt đầu khi Obama tuyên bố rằng Mỹ sẽ dừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Cộng hoà  Czech. Theo đó, Mỹ và Nga có thể ký Hiệp ước cắt giảm Vũ khí Chiến lược.

 Quan hệ của Mỹ với Liên minh châu Âu ( EU) cũng được đẩy mạnh khi Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich rằng Mỹ coi trọng liên minh EU của mình. Đổi lại, các thành viên NATO khác đã đồng ý giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến chống Taliban ở Afghanistan. Obama cũng giúp cải thiện quan hệ Mỹ-EU thông qua hợp tác với các lãnh đạo châu Âu về những vấn đề biến đổi khí hậu.

Thứ tư, chính quyền Mỹ đã nỗ lực nắm giữ vai trò lãnh đạo trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu, mặc dù khả năng của Mỹ trong việc sắp đặt chương trình nghị sự  quốc tế còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Mỹ đã thể hiện vai trò chủ đạo giúp cải tổ trật tự kinh tế và tài chính thế giới. Tuy thế,  một số nước đang phát triển cho rằng về cải tổ cơ cấu Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và một số thể chế quốc tế khác, Mỹ vẫn còn chi phối họ.

 Về vấn đề giải trừ quân bị, Obama đã trình bày một bài phát biểu không tưởng về “thế giới phi hạt nhân” ở Prague vào tháng Tư vừa qua, hối thúc các nước từ bỏ tâm lý Chiến tranh lạnh và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Mỹ thúc đẩy Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị hạn chế vũ khí huỷ diệt hàng loạt và giải trừ vũ khí hạt nhân, rõ ràng đây là những nỗ lực ý nghĩa. Tương tự như vậy, Mỹ đã đảm nhận trách nhiệm định hình một cơ cấu chính trị khí hậu toàn cầu mới.

Thất bại ngoại giao của thời chính quyền Bush là điều hiển hiện. Mặc dù đang thành công hơn trong việc giải quyết những vấn đề thế giới, nhưng Obama vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong nước rất nan giải. 

Nỗ lực của ông Obama là dọn dẹp mớ hỗn độn mà người Mỹ đã tạo ra ở Trung Đông dưới danh nghĩa chống khủng bố thông qua tiến hành cuộc chiến chống Taliban đã làm cho tình hình ở Afghanistan càng trở nên tồi tệ hơn. Ông Obama thông báo “chiến lược mới về Afghanistan” của ông vào hôm 3/12/2009, chỉ thị tăng thêm 30.000 quân Mỹ trong vòng hơn 18 tháng. Nhưng lại dẫn đến nhiều tranh cãi là liệu chiến lược mới của ông đối với Afghanistan có kết quả hay không. Thực chất, một làn sóng tấn công khủng bố mới trong năm nay buộc chính quyền ông Obama phải tính đến việc mở một trận tuyến mới chống khủng bố ở Yemen.

Mặc dù Mỹ đã mở rộng  sự can dự đến  Iran và Triều Tiên với hy vọng giải quyết những vấn đề hạt nhân gai góc, nhưng vẫn còn hồ nghi lẫn nhau. Hai nước này vẫn chưa phản ứng tích cực với  thương lượng của Mỹ và họ vẫn có thể đe dọa tiềm tàng tới lợi ích của Mỹ.

Mối quan hệ giữa những nước lớn vẫn chưa đi theo hướng của Mỹ như ông Obama mong đợi, và quan hệ Nga-Mỹ chỉ được cải thiện ở một giới hạn nào đó. Hơn nữa, quan hệ truyền thống giữa Mỹ và Nhật Bản hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn.

 Về quan hệ Trung -Mỹ, vấn đề Đài Loan và nhân quyền luôn là mấu chốt bế tắc. Và hiện nay, tranh cãi thương mại có thể làm phức tạp thêm những vấn đề đó.

 Vẫn còn nhiều hồ nghi rằng liệu nỗ lực làm dịu tranh cãi về biến đổi khí hậu có nhận được sự tán thành của Nghị viện Mỹ hay không.

 Việc thay đổi trật tự quốc tế phản ánh sự suy giảm lợi thế của Mỹ và xuống cấp tầm ảnh hưởng quốc tế của Mỹ. Mặc dù Obama đã cho thấy ông đã làm mọi cách để thích ứng với thay đổi thực tế, nhưng học thuyết của ông còn thiếu động lực để có thể đưa nước Mỹ trở lại vị trí của họ vào những năm 1990.

Những vấn đề rắc rối trong nước đang diễn ra như cái phanh kìm hãm tham vọng ngoại giao của ông Obama, khiến mục tiêu chiến lược tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bá quyền của Mỹ trở nên bất ổn. Trong bối cảnh đó, học thuyết ngoại giao và chính trị mới của ông Obama xuất hiện như một sự điều chỉnh chiến lược hơn là một phương thuốc ngăn chặn sự xuống dốc của Mỹ.                 

  • Quốc Toản (theo China Daily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,