Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt tay đoàn đại biểu Nhật Bản do ông Ozawa Ichiro, tổng thư ký DPJ vào ngày 10/12/2009 (Ảnh: THX) |
Đây là bước đi lớn sau lời hứa cải thiện quan hệ với Trung Quốc của DPJ. Vấn đề đang được bàn bạc là làm thế nào đạt được tiến bộ trong các vấn đề lịch sử khó khăn. Bên cạnh đó còn có thông tin rằng, trong năm nay, Thủ tướng Hatoyama sẽ tới thăm Nam Kinh - địa điểm Nhật tiến hành cuộc chiến đế quốc ác liệt nhất. Đổi lại, là chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Hiroshima.
Quan hệ Trung-Nhật đã đi được cả chặng đường dài đầy sóng gió kể từ vài thập kỷ trước. Từ năm 2001-2006 căng thẳng lên cao, không hề có chuyến viếng thăm nào của giới lãnh đạo hai nước và quan hệ trở nên đông cứng, nhất vào năm 2005, với các cuộc phản đối và tẩy chay các sản phẩm Nhật trên khắp Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều điều đã xảy ra trong quan hệ Trung-Nhật trong thời gian gần đây. Dù quan hệ chính trị vẫn luôn biến động kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1972, nhưng những tiến triển mới đây nhất trong 5 năm qua có thể là điểm khởi đầu cho xu hướng tích cực lâu dài hơn.
Một điều đáng chú ý là thăng trầm trong quan hệ chính trị Trung-Nhật suốt 3 thập kỷ qua chưa thể làm chệch hướng đi lên của quan hệ kinh tế, mặc dù luôn có không ít quan ngại. Vì thế câu hỏi cần đặt ra là, tại sao lại như vậy?
Trong lịch sử, thông thường quan hệ chính trị song phương xấu đi thường gây trở ngại lớn đối với thương mại và đầu tư, dẫn tới thiệt hại cho cả hai phía. Nhưng điều này không thực sự đúng trong quan hệ Trung-Nhật những năm gần đây.
Một trong những lý do là quan điểm mới về hòa bình củng cố lợi ích thương mại đôi bên bên của các nhà lãnh đạo. Khi quan hệ xấu đi, thì tất yếu sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác, ngay cả trong trường hợp Nhật-Trung. Rủi ro kinh doanh tăng lên khi quan hệ chính trị biến động và tương lai bất ổn. Trong trường hợp cực đoan làm nảy sinh xung đột quân sự hay cấm vận thương mại, thì có thể thấy quá rõ những mất mát. Nhưng ngay cả với cuộc xung đột ít gay gắt hơn, thì khả năng không ký được hay nâng cấp các thỏa thuận, hay điều hòa và giải quyết các vấn đề cũng có thể ảnh hưởng tới thương mại.
Đây là lý khiến nhiều người kỳ vọng vào các cuộc trao đổi viếng thăm của giới lãnh đạo hai nước. Thỏa thuận thương mại song phương duy nhất giữa Nhật và Trung Quốc là Thỏa thuận thương mại dài hạn (LTTA) được ký năm 1978, và Hiệp ước đầu tư song phương (BIT) từ năm 1988, cả hai đã hết hiệu lực và không còn phù hợp với thực tế thương mại và kinh doanh khác giữa Nhật và Trung Quốc ngày nay nữa. Hai quốc gia đang có quan hệ thương mại lớn thứ 3 thế giới và là một trong những quan hệ thương mại quan trọng nhất.
Căng thẳng chính trị leo thang vào năm 2001, bắt nguồn từ chuyến thăm của Koizumi tới ngôi đền Yasukuni và cùng với năm Trung Quốc trở thành thành viên WTO. Tham gia WTO là bước thúc đẩy đáng kể trong thương mại của Trung Quốc, mặc dù hầu hết việc giảm thuế đã được thực hiện trước khi nước này gia nhập. Ảnh hưởng về mặt thể chế của việc Trung Quốc tham gia WTO - cho phép các nước khác tự tin khi làm ăn kinh doanh với Trung Quốc - đã làm gia tăng thương mại rất lớn.
Chính cam kết của Trung Quốc đối với hệ thống thương mại toàn cầu từ những năm 1980, với bằng chứng là nỗ lực tự do hóa đơn phương đã cho các nhà đầu tư và thương mại Nhật sự tự tin kinh doanh với Trung Quốc. 15 năm phấn đấu gia nhập TWO của Trung Quốc là quá trình đàm phán lâu nhất để gia nhập tổ chức này.
Việc gia nhập đã ảnh hưởng tới sự tương tác kinh tế của Trung Quốc với cộng đồng kinh tế quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là cộng đồng kinh tế thế giới thừa nhận Trung Quốc là đối tác bình đẳng. Quan trọng hơn, nó đánh dấu cam kết của Trung Quốc đối với hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các quy định, và làm thay đổi thái độ đối với Trung Quốc của các đối tác thương mại lớn, trong đó có Nhật. Nó cũng làm thay đổi quan điểm chính sách và môi trường các công ty nước ngoài và Trung Quốc hoạt động tại Trung Quốc.
Giới lãnh đạo "trọng" cải cách của Trung Quốc đã sử dụng thể chế quốc tế WTO để tăng cường tốc độ cải cách. Cải cách còn diễn ra trên phạm vi rộng và là quá trình thay đổi về thể chế kinh tế, pháp luật, tài tài chính. Không nước nào gia nhập WTO lại đưa ra nhiều cam kết như Trung Quốc. Những cam kết này bao gồm cả các vấn đề minh bạch liên quan tới các chính sách quản lý hành chính và pháp luận và giải quyết các tranh chấp thương mại và đầu tư.
Quá trình tham gia WTO tạo cho cộng đồng quốc tế cơ hội hiếm họi để đặt ra các nguyên tắc kiểm soát quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Hơn thế nữa, sự tín nhiệm và khả năng dễ đoán trước chính chính sách từ sau khi gia nhập WTO cũng làm giảm khả năng can thiệp mang tính tự phát của Trung Quốc vào thương mại và đầu tư tại nước này.
Nhật dĩ nhiên cũng đã tham gia và cam kết với hệ thống đa phương này và phần lớn sự phát triển kinh tế của nước này từ giai đoạn hậu chiến tranh là do hội nhập nền kinh tế toàn cầu thúc đẩy.
Quan hệ kinh tế Nhật-Trung bị chi phối bởi tính bổ sung trong các cơ cấu kinh tế và cơ chế đa phương, trong đó hai quốc gia đều tham gia sâu rộng. Những nhân tố này còn có vai trò mạnh hơn cả những biến cố về chính trị.
Điều đáng chú ý khi xem xét quan hệ kinh tế Trung-Nhật chính là sức mạnh của các thể chế đa phương như WTO trong việc giúp thương mại thoát khỏi cái thói "đỏng đảnh" của chính trị. Dù cho tổ chức này còn nhiều khiếm khuyết, nhưng ít nhất nó đã giúp duy trì niềm tin vào thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên. Tuy vậy, chính cuộc khủng hoảng kinh tế này lại đang khiến thương mại gặp khó khăn còn hơn cả những bất thường về chính trị, khi các nước phát triển phải mất nhiều thời gian để phục hồi hơn đa số các nước đang phát triển - nguy cơ thực tế của sự quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ.
Nhóm G-20 đã nỗ lực rất lớn để chống lại chủ nghĩa bảo hộ, nhưng những gì đã diễn ra từ cuộc đại suy thoái vẫn luôn khiến chúng ta phải nhớ rằng áp lực bảo hộ sẽ gia tăng trong các nền kinh tế phát triển khi mà khả năng phục hồi của họ kém xa phần còn lại của thế giới. Nếu hệ thống thương mại toàn cầu vốn củng cố thương mại và đầu tư bắt đầu không thể hiện được vai trò của mình nữa, và thương mại hoặc chủ nghĩa bảo hộ đầu tự sẽ được lựa chọn trong quan hệ Nhật-Trung, thì vẫn có nguy kinh tế từ lâu vẫn"áp đảo" chính trị trong 30 năm qua, có thể sẽ lại tạo thêm khó khăn cho chính trị.
-
Đình Ngân (Theo East Asia Forum)