221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1260302
Con thuyền cũ kỹ Mỹ - Nhật bơi ngày một "lờ đờ"
1
Article
null
Con thuyền cũ kỹ Mỹ - Nhật bơi ngày một 'lờ đờ'
,

Kể từ sau lễ tuyên thệ của chính quyền Hatoyama tại Tokyo hồi cuối tháng 9 năm ngoái, quan hệ Mỹ-Nhật giống như một con tàu cũ kỹ đang di chuyển hết sức chậm chạp.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật (giữa) tới thăm căn cứ Mỹ Camp Foster tại Okinawa, Nhật Bản trong chuyến giám sát vào ngày 5/12 (Ảnh: AP)

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật (giữa) tới thăm căn cứ Mỹ Camp Foster tại Okinawa, Nhật Bản trong chuyến đi khảo sát vào ngày 5/12/2009 (Ảnh: AP)

Mong muốn cân bằng lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản và tiến tới một mối quan hệ bình đẳng hơn với đồng minh của chính phủ Hatoyama đã dấy lên hồi chuông cảnh báo và làm nảy sinh nỗi sợ hãi về một sự đổ vỡ, hơn là một mối quan hệ tốt hơn. Nhưng những quan ngại này lại đang bị đặt nhầm chỗ. Trên thực tế, Nhật Bản không có phương án lựa chọn khả thi nào khác thay thế cho mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Điều đáng ngại thực sự chính là những vấn đề hiện tại có thể sẽ gây ra những tổn hại lâu dài tới những gì mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây đã mô tả như một mối quan hệ đối tác “đích thực không thể thiếu”.

Có nhiều lý do, nói chung đều rất phổ biến, khiến mối liên minh Mỹ-Nhật gần như chắc chắn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Rõ ràng nhất ở đây là việc Tokyo và Washington đang chia sẻ nhiều giá trị và lợi ích địa chính trị. Một lý do cũng quan trọng nữa là mức độ an ninh cao mà mối quan hệ này đã mang lại cho Nhật Bản với chi phí rất thấp. Các cử tri có thể phàn nàn về khoản tiền khoảng 4 tỷ USD mà họ phải bỏ ra mỗi năm như một khoản hỗ trợ của nước chủ nhà, nhưng hầu hết số tiền đó trên thực tế lại tới tay những công nhân Nhật Bản đang làm việc tại các căn cứ của Mỹ và làm lợi cho nền kinh tế địa phương.

Hơn thế nữa, thậm chí khoản tiền 6 tỷ USD mà Tokyo có thể sẽ phải bỏ ra để di dời lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tới Guam là số tiền quá nhỏ mọn so với chi phí thay thế lực lượng này bằng quân địa phương. Các chương trình an ninh thay thế cũng không phải là quá hấp dẫn. Về phòng thủ tập thể, không có kiến trúc an ninh đa phương nào ở khu vực châu Á, hay ít nhất là không có cơ chế nào để Nhật Bản có thể gắn bó sinh mệnh của mình trong lúc CHDCND Triều Tiên còn trong tình trạng chiến tranh và những lo âu dai dẳng về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Khả năng tiến tới điều gì đó giống như một liên minh với Bắc Kinh cũng không là điều thực tế. Những căng thẳng trong lịch sử hai nước, tham vọng tranh giành quyền lãnh đạo Đông Á, và những tranh chấp lãnh thổ đã hạn chế phạm vi quan hệ hợp tác giữa những nước láng giếng này và làm cho khả năng xuất hiện mối quan hệ an ninh mật thiết Trung-Nhật là điều càng trở nên viển vông hơn. Về vấn đề này, các biện pháp xây dựng lòng tin ban đầu là cần thiết.

Một chính sách độc lập nhiều hơn cũng là điều khó có khả năng xảy ra. Công chúng Nhật Bản vẫn không thấy thoải mái với một lực lượng quân sự có đầy đủ chức năng. Những vết hoen trên chính trường Nhật Bản từ sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki vẫn chưa bao giờ được xóa đi, khiến họ luôn nung nấu một chủ nghĩa hòa bình, phản đối hạt nhân sâu sắc. Bên cạnh đó, việc nâng cấp Cục Phòng vệ Nhật Bản thành Bộ Quốc phòng cũng không giúp tránh khỏi mối hoài nghi lớn liên quan đến khả năng trang bị cả vũ khí thông thường và hạt nhân. Ngược lại, dân số đang già đi cũng có nghĩa là sẽ có một sự chuyển biến dần dần theo một hướng bảo thủ hơn – tức là sẽ theo hướng không khuyến khích các đảng phái chính trị thực hiện các sáng kiến an ninh mới đầy táo bạo.

Tuy vậy, những trở ngại chính trị và ngoại giao này mới chỉ là vấn đề nhỏ hơn. Đằng sau chúng là cả núi những thách thức kinh tế cấp bách đang có nguy cơ trông thấy sẽ chặn lại con đường tiến tới một hệ thống an ninh mới. Mọi sự điều chỉnh sẽ đều đòi hỏi phải tăng ngân sách quốc phòng lên, cao hơn nhiều mức 1% GDP mà Nhật Bản đã duy trì trong vài thập kỷ qua. Thử dẫn ra một ví dụ, nếu tự chủ Tokyo sẽ buộc phải gánh vác toàn bộ gánh nặng tài chính của quốc phòng trong khi ngả sang phía Trung Quốc hay xây dựng khối phòng thủ khu vực thì sẽ phải trang bị lại hoặc bổ sung thêm các hệ thống vũ khí dựa vào Mỹ đang tồn tại. Những thay đổi như vậy chắc chắn sẽ rất tốn kém.

Những vấn đề kinh tế như thế bắt nguồn từ định hướng chính sách an ninh đã được định hình từ trước. Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng khá tốt vào giữa những năm 2000 và mang lại cho chính phủ khoản thu nhập từ thuế nhiều hơn đáng kể, nhưng trong những năm đó, các chính quyền kế tiếp nhau lại giảm ngân sách quốc phòng, từ 4,94 nghìn tỷ Yên trong năm 2002 xuống còn 4,74 nghìn tỷ Yên trong năm 2008. Quy mô của các chương trình trang bị vũ khí trọng điểm đã bị rút gọn trong giai đoạn này; điều đó có nghĩa Nhật Bản đã từng bước trở nên phụ thuộc hơn vào chiếc ô đảm bảo an ninh của Mỹ. Đảo ngược lại với xu hướng đó là điều  Bộ Tài chính Nhật Bản, các cơ quan tương đối khắt khe khác trong ngành dân chính và phần lớn cử tri sẽ kiên quyết phản đối.

Xu hướng tiến tới chi tiêu tiết kiệm có lẽ sẽ được thúc đẩy càng mạnh mẽ dưới chính phủ do Đảng DPJ lãnh đạo. Mặc dù ông Ozawa Ichiro và những nhân vật có ảnh hưởng lớn của DPJ muốn Nhật Bản thực hiện một chính sách ngoại giao quyết đoán và độc lập hơn, nhưng trọng tâm của chính phủ lại chủ yếu hướng vào các vấn đề nội bộ. Mục tiêu cao nhất của chính phủ là giành quyền kiểm soát vững chắc đối với ngành dân chính và chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện trong mùa hè này. Nếu đạt được những mục tiêu này, Thủ tướng và Nội các của ông sẽ còn phải bắt tay vào chương trình nghị sự trong nước, thúc đẩy công nghệ xanh, dành thêm nhiều trợ cấp hơn cho nông dân và các chương trình vận động ưu tiên khác, mở rộng hỗ trợ chăm sóc trẻ em và những khoản trợ giúp khác cho các gia đình và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một lớn của dân số vốn đang già đi nhanh chóng.

Những ưu tiên này đều cho thấy vấn đề, cả bởi vì chúng chứng tỏ sự thiếu quan tâm của chuyển hướng chiến lược chính phủ và vì chúng sẽ “chiếm” hết nhiều nguồn lực mà đáng ra có thể dùng để mở rộng quân sự. Do đó, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Thủ tướng Hatoyama trì hoãn vô thời hạn việc xây dựng phương hướng mới cho Chương trình phòng thủ quốc gia cũng như Chương trình phòng thủ trung hạn.

Tuy vậy, vấn đề gây nhiều hạn chế hơn cả định hướng chính sách như trên của chính phủ là việc thiếu tiền. GDP của Nhật sẽ không thể tăng trưởng đủ nhanh trong thập kỷ tới để tài trợ cho những chương trình mới vốn rất tốn kém. Trong ngắn hạn, nước này có thể tạo được tăng trưởng cao hơn nếu có đủ nhu cầu để tận dụng công suất dư thừa hiện tại. Nhưng phạm vi của gói kích thích tài chính lớn hơn và nhu cầu bên ngoài nhiều hơn đều không may mắn là khá bị hạn chế. Qua thời gian, các công ty sẽ đóng cửa dần những cơ sở sản xuất dư thừa và tăng trưởng GDP tiềm năng sẽ giảm xuống dưới 1,5%. Sự kết hợp giữa nhu cầu yếu trong ngắn hạn và sự bất lực trong việc tăng cung nhanh chóng trong trung hạn có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế đến năm 2015 có lẽ sẽ hiếm khi vượt quá 1% /năm. Điều này tạo ra hạn chế khiến Tokyo khó có thể mở rộng chi tiêu quốc phòng thông qua thu nhập từ thuế.

Lựa chọn giúp tạo tài chính cho chiến lược quốc phòng mới là đi vay, nhưng ở đây, khả năng thực thi một chiến lược mới của Nhật Bản cũng bị hạn chế không kém. Tổng nợ quốc gia đã lên tới 200% GDP, một mức mà theo các tiêu chuẩn quốc tế là rất đáng quan ngại và đáng báo động đối với các quan chức chính phủ và đại đa số cử tri. Hơn nữa, khoản nợ này lại đang tăng nhanh, bởi sau khi đã co lại trong thời kỳ thương mại nở rộ vào giữa những năm 2000, thâm hụt ngân sách chính phủ lại tiếp tục mở rộng. Khoản vay mới sẽ lên tới 8% GDP trong năm 2010, trước khi - giả định như mức độ bất ổn chính trị không ảnh hưởng tới các nguyên tắc tài chính - giảm xuống dưới 6% vào năm 2016 và hạ thêm chút nữa trong những năm tiếp theo. Lãi suất hiện nay được cho là ít có ít nguy cơ gây ra khủng hoảng tài chính trong thời gian trước mắt, nhưng có sự đồng tình rộng rãi rằng sẽ là vội vã nếu chất thêm những gánh nặng lớn nữa.

Tóm lại, Nhật Bản bị “kẹt” tài chính khiến họ không thể từ bỏ mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Washington có thể giữ lập trường cứng rắn trong đàm phán với Tokyo, vì làm như thế sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng vốn rất quan trọng đối với mối quan hệ song phương này. Mà điều đó có nghĩa là Mỹ vẫn phải dàn xếp các nhu cầu hợp lý của Nhật Bản trong khi chấp nhận rằng các xu hướng kinh tế có thể sẽ dẫn tới đóng góp tài chính của Nhật Bản cho đồng minh sẽ giảm sút theo thời gian. Với Mỹ, thiện chí có được từ một chiến lược thương lượng ôn hòa như vậy sẽ củng cố liên minh trong suốt quá trình chuyển đổi, có thể coi là khó khăn, sang sự thống trị của Trung Quốc ở khu vực. Nói một cách đơn giản, nếu thực sự muốn duy trì đồng minh với Nhật, Mỹ không nên dựa vào thực tế là Nhật Bản không có lựa chọn nào khác để thành lập quan hệ đối tác song phương, mà thay vào đó có thể tìm cách nâng cao sự tin cậy lẫn nhau làm nền tảng cho mối quan hệ này.

  • Đình Ngân (Theo East Asia Forum)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,