Hầu hết các học giả Trung Quốc đều có vẻ quan tâm tới việc làm sao để "hút" được những tài sản ở nước ngoài - tại châu Á, châu Phi, và Viễn Đông - để nuôi sống các ngành công nghiệp trong nước, bao gồm hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và các nguyên liệu thô, cũng là để bảo đảm quá trình hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Tin bài mới |
---|
Trung Quốc và Ấn Độ có phải đang "đào bới" thế giới để phục vụ quá trình hiện đại hóa của mình (Ảnh: commoditytradealert.com) |
Mặc dù những nỗ lực của Trung Quốc đã giúp vực dậy nền kinh tế của một số quốc gia, nhưng có vẻ chúng lại đang khiến những nước này trở nên phải phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, và đôi khi còn phải đưa ra những nhượng bộ nhất định. Điều này gây ra 2 hậu quả lớn không mong muốn. Trước hết, hiện nay, đa số các nước này cung cấp hàng hóa đều gặp khó khăn và không có gì bảo đảm họ sẽ nhận được những lợi ích công nghiệp vĩnh viễn, và thứ hai, Trung Quốc nhận ra các tuyến giao thông đường biển của mình đã phát triển vượt quá khả năng hiện tại để mà nước này có thể bảo vệ và đã đầu tư mạnh hơn cho lực lượng Hải quân.
Bộ Chính trị Trung Quốc đã nâng cấp chiến lược ống dẫn dầu, dù cho chi phí có đắt đỏ, để đưa năng lượng, dầu và khí từ các mỏ ở những nước cách xa hàng nghìn km, hay ở khu vực địa lý khó khăn. Nước này tự tin sẽ bảo vệ được các ống dẫn qua đất liền này với lực lượng quân đội giải phóng nhân dân hiện có.
Việc đẩy mạnh các tàu ngầm cho Hải quân Ấn Độ năm 2009 ít "ồn ào" hơn nhưng đầy toan tính chiến lược của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát Ấn Độ của Trung Quốc hơn bao giờ hết. Điều này đã dẫn tới việc ngày càng nhiều người chỉ trích hơn về quyền bá chủ của Ấn Độ và tạo "một hàng rào thép" trên biển quanh Ấn Độ.
Hầu hết các nhà phê bình Trung Quốc đều ngụ ý rằng Ấn Độ đã theo đuổi chiến lược "xây thành lũy" tại vịnh Bengal, biển Ả-rập và bắc Ấn Độ Dương. Hơn thế nữa, việc phóng thành công các thế hệ tên lửa AGNI và dạng phóng từ trên biển của nó, K-15, có vẻ như đã tác động ít nhiều kế hoạch của Trung Quốc, bởi họ không hề lường trước được những hành động này.
Ấn Độ cũng có chiến lược nhập hàng mạnh mẽ tương tự như Trung Quốc và Hải quân Ấn Độ được giao nhiệm vụ tối cao bảo vệ các tuyến đường biển. Do vậy, các tài sản hải quân đang được xây dựng hoặc mua về nhằm đảm bảo hành lang an toàn trên tất cả các đại dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, mặc dù tất cả các đảng chính trị lớn tại Ấn Độ đều tuyên bố rằng Ấn Độ không có tham vọng lãnh thổ.
Ấn Độ là nước có sản lượng thương mại lớn và vào tới tháng 3 này, tổng sản phẩm quốc nội có thể sẽ đạt 1,3 nghìn tỷ USD, và được dự báo sẽ tăng trưởng 6,9% mỗi năm. Để đảm bảo tăng trưởng như vậy, Ấn Độ cần phải nhập về hàng hóa như dầu, khí, than, đồng, thép, nhôm, bạc, chì, niken, thiếc, và kẽm từ các mỏ của nước ngoài.
Khi sức mua lớn dần, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo, bột mì, đường, dầu ăn, hột đậu, và các sản phẩm sữa cũng sẽ tăng lên.
Trung Quốc cũng có nhu cầu tương tự, và nền kinh tế 4,9 nghìn tỷ USD đang tăng trưởng ở tốc độ hàng năm 9,5%. Sự kết hợp tăng trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc trong thập kỷ này sẽ khiến cho thị trường hàng hóa phát triển hơn bao giờ hết, bên cạnh thời điểm nào đó trong thế kỷ này, Mỹ và Liên minh châu Âu cũng sẽ trở lại về mặt kinh tế.
Nhưng những hàng hóa đó ở đâu ra? Chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào tăng trưởng và khát vọng dân tộc của hai nước này? Liệu từ đây có sẽ dẫn tới xung đột giữa các quốc gia? Nếu cứ theo chiều hướng như hiện tại, khả năng xảy ra chiến tranh cũng sẽ không hề nhỏ. Có lẽ đã đến lúc Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Mỹ ngồi lại với nhau và với các nước đang nằm trong chiến lược của mình để đảm bảo cuộc "khai thác" của mình đem tới cái lợi lâu dài cho tất cả các bên, chứ không nên cứ chỉ chăm chăm đạt được lợi ích của riêng mình.
- Đình Ngân (Theo UPI Asia)