Vấn đề lớn nhất mà quân đội truyền thống vấp phải hiện nay là họ được tổ chức để tiến hành những cuộc chiến lớn và gặp khó khăn và mất phương hướng trong các cuộc chiến nhỏ.
Tin bài mới
Yêu cầu trước những xung đột quy mô lớn đã dẫn tới sự phụ thuộc vào một vài đơn vị lớn hơn là rất nhiều những đơn vị nhỏ. Ví dụ, lính thủy đánh bộ Mỹ chỉ có 3 quân đoàn làm nghĩa vụ trực tiếp, còn Lục quân thì có 10. Hải quân Mỹ có 11 biên đội tàu sân bay, và Không quân chỉ có khoảng hơn 30 phi đội máy bay chiến đấu. Khoảng 1,5 triệu người hiện đang hoạt động trực tiếp trong quân đội Mỹ và số còn lại giúp hỗ các trợ cơ cấu chức.
Trong chiến tranh mạng, chỉ cần những đội hình nhỏ, nhưng nhiều có thể đánh bại đội hình lớn nhưng ít. (Ảnh: FP)
Không có gì bất ngờ khi quân đội Mỹ tự làm mình "hao mòn" trong những cuộc triển khai quân liên tiếp sau vụ tấn công 11/9. Nó gặp phải vấn đề quy mô đã mãn tính, khiến không thể đảm đương những nhiệm vụ nhỏ hơn với số lượng ít hơn. Thêm vào đó là tư duy quân đội cấp bậc truyền thống, cho rằng nhiều thì luôn luôn tốt hơn (hệ quả tất yếu là quan niệm, với ít người hơn, người ta chỉ có thể làm kém đi), và như thế, bạn có cách tiếp cận "ồ ạt" với những cuộc chiến nhỏ.
Điều này được quân đội Mỹ thể hiện trong cuộc chiến Việt Nam khi cơ cấu tổ chức quân sự "thịnh hành" của những năm 1960 - không khác nhiều so với ngày nay - khiến những người ra quyết định theo đuổi chiến lược một đơn vị lớn chống lại rất nhiều những đơn vị nhỏ. Kết quả cuối cùng: thêm 500.000 lính Mỹ nữa được triển khai, hàng tỷ đôla được chi, và Mỹ đã thua cuộc. Hình ảnh biểu tượng là những khẩu súng AK, có hàng trăm nghìn chiếc được sử dụng bất cứ lúc nào để chống lại những máy bay B-52 của Không quân Mỹ - khoảng 100 chiếc tập hợp lại trong những nỗ lực đánh bom không hiệu quả nhằm buộc Hà Nội phải quy hàng.
Vấn đề tương tự cũng tồn tại ngày nay, biểu tượng mới là hàng nghìn thiết bị nổ tự chế và số ít các máy bay không người lái của Mỹ. Nhưng mỉa mai thay, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ diễn khởi đầu các vùng núi Afghanistan với cùng loại máy bay ném bom B-52 và cùng những kết quả khi Mỹ tham gia cuộc chiến Việt Nam.
Quân đội Mỹ không phải là không ý thức được những vấn đề này. Lục quân nước này đã tăng số lượng lữ đoàn - thường bao gồm khoảng 3.000 - 4.000 tay súng - từ không quá 30 năm 2001 lên gần 50 ở thời điểm hiện tại. Và Thủy quân lục chiến Mỹ giờ đã quen chia nhỏ lực lượng của mình thành những "đơn vị viễn chinh" khoảng vài trăm quân. Nhưng những thay đổi này gần như vẫn chưa bắt đầu chuyển biến cần thiết từ quân đội "ít và lớn" sang "nhiều và nhỏ".
Đó là bởi vì lãnh đạo quân đội Mỹ chưa hoàn toàn hiểu rằng ngay cả những đơn vị rất nhỏ - như một trung đội chừng 50 lính - có thể tạo ra sức mạnh ghê gớm khi kết nối với những đơn vị khác, đặc biệt là các lực lượng bản địa đã thân thuộc nhau, và hoặc khi kết nối với thậm chí chỉ một vài máy bay tấn công.
Tuy nhiên, minh chứng đã rõ. Ví dụ, bắt đầu từ cuối năm 2006 tại Iraq, chỉ huy Mỹ đã chuyển hơn 5% trong số 130.000 lính từ khoảng hơn 30 căn cứ hoạt động lớn (cỡ một thị trấn) sang hơn 100 tiền đồn, mỗi đồn có khoảng 50 lính. Đây là sự thay đổi đáng kể từ chiến lược ít - đông sang nhiều - nhỏ, và nhanh chóng tạo ra sự kỳ diệu khi làm giảm bạo lực vốn bắt đầu gia tăng ngay trước khi quân bổ sung tới.
Việc Lầu Năm Góc phải miễn cưỡng cân nhắc những khả năng mới này - phản ánh thông qua những yêu cầu liên tiếp đòi tăng quân, trước hết là tại Iraq, và sau đó là tại Afghanistan - bắt nguồn một phần từ nỗi sợ phổ biến rằng họ sẽ phải thay đổi, nhưng cũng từ quan ngại rằng lực lượng nhiều-và-nhỏ sẽ gặp khó khăn khi chống lại quân đội tập hợp đông kiểu truyền thống. Điển hình như tại Triều Tiên.
(Còn tiếp...)
- Đình Ngân (Theo FP)