221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1266528
Chiến tranh mạng đã được "khai hỏa"?
1
Article
null
Chiến tranh mạng đã được 'khai hỏa'?
,

Những cảnh báo khẩn cấp đã được lan truyền khắp NATO và Liên minh châu Âu, yêu cầu bảo vệ những tài liệu tình báo bí mật khỏi "cao trào" tấn công mạng mà họ cho là bắt nguồn từ Trung Quốc.

Tin bài mới

Theo ước tính, số lượng vụ tấn công vào mạng của các cơ quan chính phủ Mỹ đã tăng lên 1,6 tỷ mỗi tháng từ năm ngoái. Các hệ thống tại châu Âu thậm chí còn có khả năng bị tấn công cao hơn (Ảnh: Times Online)
Theo ước tính, số lượng vụ tấn công vào mạng của các cơ quan chính phủ Mỹ đã tăng lên 1,6 tỷ mỗi tháng từ năm ngoái. Các hệ thống tại châu Âu thậm chí còn có khả năng bị tấn công cao hơn (Ảnh: Times Online)
Những vụ tấn công này cũng nhằm vào các cơ quan chính phủ và quân đội tại Mỹ, nơi các nhà phân tích nói rằng phương Tây không có giải pháp đối phó hiệu quả và các hệ thống của EU đặc biệt dễ tổn thương vì các nỗ lực an ninh mạng được để cho các nước thành viên đảm nhận.

Các nguồn tin ngoại giao từ NATO nói với tờ The Times: "Mọi người đã được ý thức rằng người Trung Quốc đã trở nên hết sức tích cực với các cuộc tấn công mạng và chúng tôi đang nhận được những cảnh báo thường xuyên từ văn phòng an ninh trong nước". Những nguồn tin này còn tiết lộ rằng số vụ tấn công đã tăng đáng kể trong 12 tháng qua, với Trung Quốc là một trong những thành phần tích cực nhất.

Tại Mỹ, một báo cáo chính thức được đưa ra hôm thứ 6 nói rằng số vụ tấn công vào Quốc hội và các cơ quan chính phủ khác đã tăng theo cấp số mũ trong năm qua lên khoảng 1,6 tỷ vụ mỗi tháng.

Việc xâm nhập vào mạng các văn phòng chủ chốt tại cả NATO và EU đã dẫn tới những hạn chế trong luồng thông tin tình báo thông thường và dẫn tới những quan ngại rằng các báo cáo tình báo bí mật có thể bị lộ.

Các nguồn tin từ Văn phòng An ninh mạng tại Văn phòng Nội các London, cơ quan thành lập năm ngoái, nói, có 2 dạng tấn công: tấn công tập trung làm rối loạn hệ thống máy tính và tấn công nhằm tìm kiếm các thông tin nhạy cảm. Một cơ quan đặc biệt đã được thành lập tại GCHQ, trụ sở liên truyền thông chính phủ Anh tại Gloucestershire, để chống lại mối đe dọa mạng ngày càng lớn ảnh hưởng tới các tài liệu tình báo. Nhóm này sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng này.

Hệ thống bảo vệ mạng của Mỹ và Anh thuộc nhóm tinh vi nhất thế giới, nhưng "EU thì có ít khả năng hơn", James Lewis, tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nói. "Lỗ hổng trong các thể chế châu Âu khiến họ trở thành mục tiêu dễ bị xâm nhập. Họ được Trung Quốc quan tâm trên các vấn đề từ buôn bán vũ khí và không phổ biến hạt nhân cho tới Tây Tạng và năng lượng".

Việc thiếu chia sẻ tình báo giữa Mỹ và EU cũng đóng góp vào khả năng dễ bị tấn công của các hệ thống châu Âu, một nhà phân tích khác nói. "Bởi vì quan hệ chia sẻ tình báo của Anh với Mỹ, nên các hệ thống của chúng ta phải phụ thuộc vào những tiêu chuẩn của họ theo cách mà một số hệ thống của châu Âu không có", ông giải thích.

Jonathan Evans, Tổng Giám đốc MI5 (Cơ quan An ninh làm nhiệm vụ chống tình báo, gián điệp và đảm bảo an ninh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), cảnh báo năm 2007 rằng một số nhà nước đang tham gia vào các vụ tấn công mạng quy mô lớn. Mặc dù ông không nhắc cụ thể nhà nước nào, nhưng các quan chức an ninh ám chỉ rằng Trung Quốc giờ đây đang gây ra mối đe dọa lớn nhất. Bắc Kinh hiện vẫn phủ nhận đã gây ra những vụ tấn công như vậy.

Robert Mueller, Giám đốc FBI, thì lên tiếng rằng, al-Qaeda có thể trong tương lai cũng sẽ là mối đe dọa trong các vụ tấn công mạng. Trong bài phát biểu trước hội nghị an ninh tuần trước, Mueller nói rằng các tổ chức khủng bố đã sử dụng internet để tuyển mộ thành viên và lên kế hoạch tấn công, nhưng thêm rằng: "Những kẻ khủng bố đã cho thấy mối quan tâm rõ ràng tới việc thu thập các kỹ năng tấn công mạng và họ sẽ hoặc là đào tạo chính lực lượng bên trong hoặc là thuê người bên ngoài nhằm kết hợp tấn công trên thực tế và với tấn công mạng".

Ông nói rằng, tấn công mạng có thể có ảnh hưởng như "một quả bom được đặt đúng chỗ". Mueller cũng lên án những kẻ tấn công mạng nhằm tìm kiếm công nghệ, tình báo và các tài sản trí tuệ và thậm chí là vũ khí và chiến lược quân sự của Mỹ. Để giúp ngăn chặn mối đe dọa, Văn phòng An ninh mạng, được thành lập năm ngoái trong chiến lược an ninh quốc gia của chính phủ Anh, giữ liên lạc với chuyên gia an ninh mạng của Mỹ, Howard Schmidt, người vừa được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm nhiệm vụ bảo vệ các máy tính nhạy cảm của chính phủ.

Các quan chức Anh nói rằng, mọi người làm công việc liên quan tới các vấn đề nhạy cảm đã được cảnh báo đặc biệt cảnh giác khi gửi đi những thông tin tình báo và các thông tin mật khác. Thực tế, việc tình báo Anh có tham gia vào các vụ tấn công trả đũa hay không vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, các quan chức cho rằng có sự khác biệt đáng kể giữa việc tham gia vào cuộc chiến tranh thông tin và tham gia tấn công khiêu khích để làm rối loạn hệ thống máy tính của nước khác.

Tiến sĩ Lewis nói rằng, không phải Mỹ hay bất cứ đồng minh phương tây nào đều chưa có được giải pháp đối phó hiệu quả đối với mối đe dọa từ các tin tặc tại Trung Quốc.

  • Đình Ngân (Theo Times Online)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,