Khi quân đội không theo kịp tốc độ thay đổi, thì nước đó sẽ gặp "họa". Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, không hiểu được ý nghĩa của việc sản xuất hàng loạt không chỉ dẫn tới những chết chóc vô nghĩa, mà còn dẫn tới kết cục "bi thương" cho những đế chế lớn.
Tin bài mới
Không thể hiểu ý nghĩa của cơ giới hóa thời đầu cuộc chiến thế giới thứ hai, đã "vô tình" dâng những dải lãnh thổ lớn cho các nước phe Trục và suýt chút nữa họ giành chiến thắng. Không hiểu được ý nghĩa thực của vũ khí hạt nhân dẫn tới cuộc chay đua vũ trang "tự sát" và mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
Chiến tranh mạng hiệu quả hơn?
(Ảnh: Voice of the Copts)
Ngày nay, các dấu hiệu nhầm lẫn vẫn còn đầy. Ví dụ, trong thời đại tên lửa siêu thanh chống tàu, Hải quân Mỹ đã sử dụng không biết bao nhiêu tỷ đôla vào "các tàu chiến trên mặt nước" mà siêu cơ cấu bằng nhôm của chúng sẽ có thể tan chảy nếu bị bất cứ tên lửa nào đánh trúng. Tuy nhiên, học thuyết Hải quân lại yêu cầu họ phải chiến đấu với kẻ thù vũ trang tên lửa trong tầm ngắm tại vùng nước ven biển.
Trong khi đó, quân đội Mỹ đã chi hàng chục tỷ đôla vào "Các hệ thống chiến đấu tương lai" của mình, một "bộ sưu tập" các vũ khí, phương tiện và thiết bị liên lạc mới mà giờ đây được chính những người đề xướng cũng nhìn nhận theo là gần như hoàn toàn không có hiệu quả cho kiểu chiến dịch quân sự lực lượng trên bộ binh sẽ tiến hành trong những năm tới. Vô số những thông tin mà những hệ thống này phải xử lý mỗi ngày sẽ cản trở giới chỉ huy đến mức, tiến hành một chiến dịch thậm chí là đơn giản nhất cũng sẽ trở thành điều vất vả.
Và Không quân Mỹ, luôn "hết lòng" cho những trận đánh bom hàng loạt, vẫn yêu thích các máy bay chiến đấu vô cùng tối tân và cực kỳ hiện đại - mặc dù chỉ mất một máy bay chiến đấu trước phi cơ chiến đấu của kẻ thù trong gần 40 năm qua. Mặc dù chiếc F-12 tốn kém chỉ chứng tỏ khả năng hoạt động nghèo nàn và đang bị đóng băng sau khi được đầu tư sản xuất lớn, nhưng Không quân Mỹ vẫn chưa hề có ý định từ bỏ. Thay vào đó, những chiếc F-35 tối tân hơn sẽ được sản xuất, với chi phí lên tới hàng trăm tỷ đôla. Tất cả những điều này tồn tại trong một kỷ nguyên mà ở đó, những gì Mỹ có còn tốt hơn bất cứ thứ gì khác trên thế giới và sẽ vẫn như vậy trong nhiều thế kỷ nữa.
Những tiến triển này cho thấy Mỹ đang sử dụng số tiền lớn theo cách mà thực tế đang làm người Mỹ trở nên mất an toàn hơn, không chỉ đối với những kẻ nổi dậy không thường xuyên, mà còn cả với những nước "thông minh" khi họ xây dựng những loại hình quân đội mới. Và vấn đề còn vượt xa hơn cả những vũ khí hay thiết bị công nghệ cao khác. Cái thiếu nhất trong "xưởng công binh" của Mỹ là hiểu biết sâu sắc về mạng, sự liên kết lỏng lẻo nhưng mạnh mẽ giữa những người tạo ra và mang một dạng mới của tình báo tập thể, quyền lực và mục tiêu chung.
Các phong trào xã hội dân sự trên khắp thế giới đã tận dụng mạng theo những cách còn làm được nhiều hơn để thúc đẩy tự do hơn là các nỗ lực có vấn đề của quân đội Mỹ trong việc đưa dân chủ tới Iraq và Afghanistan... ở ngọn súng. Đối với các "xã hội phi dân sự", những kẻ khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia đã kết nối với nhau để phối hợp hoạt động trên toàn cầu theo cánh chỉ đơn giản là trước đây không thể làm được. Trước khi có mạng Internet và World Wide Web, mạng lưới khủng bố hoạt động gắn bó tại hơn 60 quốc gia không thể tồn tại. Ngày nay, thế giới đầy những Umar Farouk Abdulmutallabs - nhưng hãy nhớ, không phải tất cả những tên này đều "không hoàn thành nhiệm vụ".
Nhưng khả năng kết nối không phải chỉ giúp những "gã xấu". Nếu được tận dụng tốt, chúng có thể dẫn tới một kiểu quân đội mới - và thậm chí là loại chiến tranh mới. Xung đột trong tương lai nên và có thể sẽ ít tốn kém và phá hoại hơn, với các lực lượng vũ trang có thể bảo vệ tốt hơn người vô tội và ngăn ngừa hoặc chặn đứng hành vi gây chiến.
Những quân đoàn xe tăng lớn có thể không còn chiến đấu ngoài chiến trường nữa, nhưng chiến tranh hiện đại thực tế đã thay đổi quá nhanh và phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên, có một cách làm giảm bớt sự phức tạp này với chỉ 3 nguyên tắc đơn giản mà có thể cứu được biết bao máu chảy, tiết kiệm được bao tiền của trong thời đại chiến tranh mạng.
(Còn tiếp...)
- Đình Ngân (Theo John Arquilla, FP)