221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1265881
Chiến tranh mạng và sự vô nghĩa của cỗ máy quân sự
0
Article
null
Mỹ:
Chiến tranh mạng và sự vô nghĩa của cỗ máy quân sự
,

Một người "nhìn xa trông rộng" đầu tiên thấy trước thời đại chiến tranh mạng đã đi tới cảnh báo với quân đội Mỹ rằng họ đang hiểu sai hoàn toàn vấn đề. Đây là kế hoạch làm cho xung đột trở nên rẻ hơn, nhỏ hơn và thông minh hơn.

Tin bài mới

Thời đại thông tin, chiến tranh có khác xưa? (Ảnh: FP)
Thời đại thông tin, chiến tranh có khác xưa? (Ảnh: FP)
Mỗi ngày, quân đội Mỹ tiêu tốn khoảng 1,75 tỷ USD, phần lớn vào những tàu lớn, súng lớn và các quân đoàn lớn, những thứ không chỉ không cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến hiện tại, mà còn chắc chắn sẽ là cách tiếp cận sai lầm về cách tiến hành chiến tranh trong tương lai.

Về điều này, năm thứ 9 diễn ra cuộc xung đột lớn đầu tiên giữa các quốc gia và các mạng, lực lượng vũ trang Mỹ đã thất bại, như quân đội nước này vẫn thường vậy, trong việc thích nghi hoàn toàn với những điều kiện thay đổi, đau đớn nhận ra rằng kẻ thù luôn đi trước mình một bước. Quân đội Mỹ đã lúng túng như gà mắc tóc suốt 4 năm ở Iraq, để sau đó tự thấy mình không thể hiểu nổi vấn đề, cả ở Iraq và Afghanistan, rằng tăng quân kiểu truyền thống ra chiến trường không đem lại giải pháp lâu bền cho những cuộc xung đột mới với những kẻ thù được kết nối với nhau.

Xét về những rủi ro và nguy hiểm mà họ đang gặp phải, quân đội Mỹ không tránh khỏi phải thay đổi. Trong Thế chiến thứ nhất, binh lính trên Mặt trận phía Tây vào năm 1915 chiến đấu với tinh thần không khác gì quân đội trong trận Waterloo năm 1815, tấn công bằng những đội hình bố trí sát với nhau - mặc dù đã xuất hiện súng máy và đạn pháo có mang chất nổ mạnh. Hàng triệu người mất mạng, máu đổ năm này qua năm khác. Không có gì bất ngờ khi sử gia Alan Clark đặt tựa đề cho nghiên cứu của mình về những vị tư lệnh cấp cao trong cuộc xung đột này là The Donkeys (những con lừa).

Ngay cả ý nghĩa của những chiếc xe tăng, máy bay, sóng vô tuyến giúp họ liên lạc với nhau cũng chỉ được thế hệ quân đội tiếp theo hiểu một phần nào đó. Giống như chính thế hệ trước không thể hiểu được bản chất gây chết người của hỏa tiễn, những người đi sau cũng không nhận thức được phát triển những cuộc điều quân có trang bị máy móc - giúp cứu nguy cho Đức, những người nhận ra rằng họ có thể tiến hành chiến tranh chớp nhoáng và giành thắng lợi ban đầu quan trọng. Họ lẽ ra có thể tiếp tục chiến thắng, nhưng vì những lựa chọn chiến lược cấp cao không tốt khi xâm lược Nga, tuyên chiến với Mỹ, nên cuối cùng, Đức quốc xã đã thất trận.

Vũ khí hạt nhân là thứ tiếp theo bị hiểu nhầm, đáng kể nhất lại chính là bởi quân đội Mỹ, những người ban đầu suy nghĩ rằng chúng có thể được sử dụng như bất cứ thứ vũ khí nào. Nhưng rồi hóa ra, loại vũ khí đó lại chỉ hữu ích trong việc ngăn người ta sử dụng chúng. Thật bất ngờ khi chính "chiến binh" chiến tranh lạnh Ronald Reagan mới nhận thức rõ nhất về thứ vũ khí này khi nói rằng, "không thể chiến thắng trong cuộc chiến hạt nhân và cũng đừng bao giờ tham gia cuộc chiến tranh như vậy".

Vậy điều gì đưa chúng ta tới cuộc chiến trong thời đại thông tin này? Những đột phá công nghệ trong 2 thập kỷ qua - tương đương về phạm vi ảnh hưởng toàn cầu so với những thành quả của cách mạng công nghiệp 2 thế kỷ trước - đạt được đúng vào thời khắc mới của những bất ổn chính trị sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đa số quân đội vẫn đang bước vào kỷ nguyên này với niềm tin giống nhau rằng các công cụ công nghệ mới chỉ đơn giản làm củng cố thêm khả năng hoạt động hiện thời.

Trong trường hợp của Mỹ, các quan chức cấp cao vẫn giữ quan điểm rằng chiến lược “Shock and awe” (Đột khởi và Kinh hoàng) và học thuyết của Powell về "lực lượng áp đảo" (overwhelming force) chỉ gia tăng được sức mạnh bằng việc bổ sung nhiều hơn nữa những vũ khí thông minh, máy bay điều khiển từ xa, phương tiện liên lạc toàn cầu tức thì. Có lẽ, người cổ vũ mạnh nhất “Shock and awe” là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ James Jones, vị tướng mà giới sĩ quan hậu cần cấp cao của ông gồm có những người đưa ra quan điểm này từ những năm 1990. Ý tưởng cơ bản là: "búa càng lớn, kết quả càng tốt".

Sự thực ra sao khi kết quả tại Iraq và Afghanistan đã chứng tỏ đầy đau xót? Thực tế, một thập kỷ rưỡi sau khi đồng nghiệp của tôi, David Ronfeldt, và tôi tự tạo ra thuật ngữ "chiến tranh mạng" để miêu tả dạng xung đột dựa trên mạng đang nổi lên trên toàn cầu, Mỹ vẫn tụt lại phía sau. Bằng chứng của 10 năm qua cho thấy rõ ràng rằng, sử dụng vũ lực hàng loạt không giúp được gì nhiều ngoài việc giết hại người vô tội và làm khó khăn thêm cuộc sống của những người sống sót. Các tổ chức được nối mạng như al Queda đã chứng tỏ dễ dàng như thế nào để tạo nên "cú đấm" nặng ký và chắc chắn sẽ còn vung thêm nhiều cú đấm mạnh nữa.

Còn quân đội Mỹ, những người sử dụng các công cụ chiến tranh mới này theo cách gần như truyền thống, vẫn đang chao đảo về tài chính và tổn thương ghê gớm về tinh thần. Hãy xem, chi phí thực tế của cuộc chiến Iraq, là khoảng 3 nghìn tỷ USD, theo phân tích của người từng đoạt giải Nobel, Joseph Stiglitz, và Linda Bilmes - và thậm chí những con số chính thức cũng đã đạt đến con số khoảng 1 nghìn tỷ USD. Đối với yếu tố con người, quân đội Mỹ đã kiệt sức vì những lần triển khai liên tiếp kéo dài để chống lại kẻ thù, những kẻ nếu tính chung lại, còn không cả bằng một sư đoàn lính thủy đánh bộ. Theo nghĩa rất thực, Mỹ đã đến rất gần với việc tự đánh mình văng ra khỏi trận chiến kể từ sau sự kiện 11/9.

(Còn tiếp...)

  • Đình Ngân (Theo John Arquilla, FP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,