Hàng trăm phụ nữ từ Nam Á đến Anh để kết hôn nói rằng họ đã bị bố mẹ chồng đối xử như đầy tớ trong nhà. Hãng tin BBC cho biết.
Marai Larasi. |
Tin mới: |
---|
Hơn 500 người đã đệ đơn xin định cư vào năm 2008-2009 sau khi cuộc hôn nhân của họ tan vỡ và bị trục xuất bởi họ không thể chứng minh được mình bị ngược đãi.
Cảnh sát và các tổ chức từ thiện liên quan không được thông báo gì bởi áp lực gia đình và hơn nữa những người phụ nữ này lo sợ bị trả thù.
Cục Biên giới Anh cho biết đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn hành động ngược đãi như vậy.
’Mũi và miệng đẫm máu’
Những người phụ nữ than phiền bị gia đình họ đối xử như nô lệ đến từ Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh.
Một phụ nữ cho biết cô bị mẹ chồng giam giữ 3 năm trong nhà ở phía bắc nước Anh. Người phụ nữ này không muốn tiết lộ danh tính.
Hiện giờ cô đã bắt đầu với các điều khoản thử thách, một năm sau khi mẹ chồng bị khởi tố, nhưng cô nói rằng cô vẫn đang còn nỗi sợ hãi.
“Một hôm mẹ chồng tôi đánh đập tôi rất tồi tệ”, cô nói.
“Máu chảy ra rất nhiều từ mũi và miệng tôi - tôi không thể nói với ai được, không thể gọi điện cho ai hay đi đến nơi nào khác.
“Tôi thường sắp xếp và quét dọn toàn bộ ngôi nhà, lau nền nhà, cửa sổ, giặt giũ, nấu ăn và may vá”.
Người phụ nữ bất hạnh này đã tự vẫn hai lần. Rốt cuộc cô đã trốn thoát sau khi mẹ chồng nhốt cô trong phòng ngủ mà không khoá cửa.
“Ở trong phòng suốt ngày, không được xem tivi hay đi ra ngoài… Tôi nghĩ thà chết còn hơn sống như thế”.
Phát hiện bởi Imkaan, tổ chức từ thiện quốc gia cho nạn nhân người da đen và Châu Á về bạo lực gia đình cho thấy những người phụ nữ Châu Á rất khó khăn để khai báo khi bị ngược đãi. Họ nghiên cứu 124 người phụ nữ đã vào Anh qua con đường tị nạn Châu Á.
“Một người phụ nữ không thể nói tiếng Anh, không thể hiểu rõ được các điều khoản giúp đỡ, cô ta có thể ở vào tình trạng là bất cứ ở đâu cô kiện tụng, thì đều bị những người ngược đãi cô thông đồng”, Giám đốc Imkaan, ông Marai Larasi, nói.
“Vì vậy cơ hội để cô vạch trần hành động ngược đãi đã bị dàn xếp. Ngoài ra còn thiếu sự giúp đỡ đối với phụ nữ trong hoàn cảnh như vậy”.
Nhiều quan ngại rằng thiếu những thông báo như vậy sẽ dẫn đến nhiều phụ nữ đến từ Nam Á bị ngược đãi, cuối cùng bị trục xuất khi cuộc hôn nhân của họ tan vỡ và họ đệ đơn xin ở lại Anh.
Bộ Nội vụ Anh yêu cầu rằng bất bất cứ người nước ngoài có hôn nhân tan vỡ trong vòng hai năm do bạo lực gia đình đều có thể nộp đơn để ở lại, nhưng họ phải thông báo vụ việc vào cùng thời điểm cho một người có chức trách – chẳng hạn như cảnh sát trưởng.
Những con số do Bộ Nội vụ đưa ra cho thấy hơn một nửa số cô dâu Nam Á nói rằng họ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Anh đã bị trục xuất trong hai năm qua bởi họ không thể chứng minh đã xảy ra ngược đãi.
Trong số 980 đơn xin phép ở lại Anh vào năm 2008 và 2009 thì chỉ có 440 phụ nữ được chấp nhận.
Trong một bản thông cáo, Cục Biên giới Anh cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện nguyên tắc nhằm bảo vệ phụ nữ một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã có một số biện pháp ở khu vực và cung cấp nhiều giúp đỡ trực tiếp như các chỉ dẫn cụ thể, các quyết nghị hạng mục và đào tạo nhân lực thưa kiện.
Sau khi công bố vụ việc Naseebah Bibi vào năm ngoái, Cảnh sát Lancashire cho rằng những vấn đề này đang tràn lan ở một số cộng đồng.
Naseebah Bibi bị bỏ tù vì tội danh ngược đãi với ba người con dâu như nô lệ trong nhà ở Blackburn.
Phụ nữ đang phải đối mặt với áp lực, không chỉ từ gia đình gần gũi mà còn họ hàng gia đình nước ngoài, những người mà họ có thể đang nhờ vả để cung cấp tài chính giúp họ cải thiện cuộc sống”, Det Con Dave Souch, thuộc Cảnh sát Lancashire, người từng hướng dẫn cuộc điều tra Naseebah Bibi cho biết.
Sgt John Rigby, một đồng nghiệp của ông mô tả vấn đề này như một hội chứng “Cô bé lọ lem” trong truyện cổ tích.
Ông nói thêm: “Những vấn đề với lao động nô lệ, theo mục đích, có thể hơn thế - chúng tôi chỉ mới biết đến những vụ việc mà đã thu hút sự chú ý của chúng tôi.
“Và chúng tôi biết các cơ quan cộng tác với chúng tôi - như diễn đàn giúp đỡ phụ nữ - họ có thể nói với bạn rằng vấn đề này đang lan rộng”.
Một người phụ nữ khác buộc phải trốn khỏi bố mẹ chồng cùng với con mình, nét mặt còn hoảng sợ. Cô giải thích: “Nếu tôi pha trà, cho bà ta hay ai khác. Tôi không được phép uống trà với họ bởi trong vòng 15 đến 20 phút uống trà, tôi sẽ không hoàn thành việc nhà.
“Bà ấy đã nguyền rủa gia đình tôi, và kết tội tôi này nọ. Nếu tiền hoặc nữ trang đặt không đúng chỗ tôi sẽ bị khiển trách”.
Cô ta cũng không được phép nói với bất cứ ai ngoài gia đình và không được phép tự ý đi ra ngoài.
“Ngay cả người hầu còn được nghỉ ngơi, còn tôi thường giống như một cái máy”, cô nhớ lại.
“Điều tồi tệ nhất là chồng tôi không đứng về phía tôi. Tôi làm tất cả cho anh mà không kêu ca - nhưng anh ấy không hề quan tâm đến mẹ con tôi”.
Người phụ nữ này đã trốn thoát sau 1 năm rưỡi. Cô được bà đỡ của mình giải thoát và chính bà đỡ này đã báo với các nhà chức trách.
"Tỷ lệ nhỏ"
Parveen Javaid, điều phố viên bạo lực gia đình thuộc Pakistani Resource Centre ở Manchester, một trung tâm giúp đỡ các cộng đồng người Nam Á cho biết: “Trung bình chúng tôi giải quyết từ 20 đến 30 trường hợp mỗi tháng, chúng tôi thường đưa ra lời khuyên và giúp đỡ các phụ nữ, nạn nhân của mẹ chồng.
Phần lớn các trường hợp mà tôi can thiệp là phụ nữ, họ bị giam giữ như nô lệ - bị ngược đãi trong nhà.
Về văn bản, chỉ hơn 37.000 phụ nữ đến Anh theo thị thực kết hôn trong 5 năm qua, khi đó các nhân viên làm việc về vấn đề bạo lực gia đình nói rằng hầu hết các cặp vợ chồng đều thành công và xác thực, một tỷ lệ nhỏ trong số đó thất bại.
Rõ ràng đây còn là vấn đề che giấu ở các cộng đồng người Nam Á. Vấn đề này còn tồn tại trừ khi những cô dâu nô lệ xứ người dám đứng lên tố cáo sự việc với các nhà chức trách.
-
Quốc Toản (theo BBC)