Mẹ Teresa có lẽ là cái tên thân thương mà cả thế giới không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp thánh thiện của bà còn nhiều điều xứng đáng để hậu thế ghi nhớ kỹ càng hơn.
Mẹ Teresa là nữ tu Công giáo Rôma người
Trong hơn bốn mươi năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác.
Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà.
“Giúp đỡ người nghèo và sống chung với họ”
Teresa, tên thật là Agnes Gonxha, chào đời ngày 26 tháng 8 năm 1910 tại Skopje, lúc đó là thủ phủ của tỉnh Kossovo Vilayet thuộc Đế quốc Ottoman; nay là thủ đô Cộng hòa Macedonia. Từ khi còn thơ ấu, Agnes đã ham thích đọc các câu chuyện về cuộc đời các thừa sai và hoạt động của họ, đến tuổi 12 cô tin rằng nên hiến mình cho đời sống tôn giáo. Năm 18 tuổi gia nhập Dòng Nữ tu Loreto.
Teresa đến Ấn Độ năm 1929, và bắt đầu cuộc đời nữ tu tập sinh tại
Mặc dù bận rộn với nhiệm vụ giảng dạy tại trường, Teresa ngày càng quan tâm đến cuộc sống nghèo khổ nhan nhản chung quanh cô tại
“Tôi phải rời tu viện để giúp đỡ người nghèo và sống chung với họ. Đó là mệnh lệnh. Không chịu tuân theo có nghĩa là đánh đổ đức tin”, Teresa khởi đầu công tác thừa sai giữa người nghèo bằng phương châm như vậy.
Teresa nhập tịch Ấn, và đi vào các khu nhà ổ chuột, mở một trường học ở Motjhil, rồi bắt đầu chăm sóc những người bần cùng đói khát. Vì không có nguồn cung ứng tài chính, Teresa phải phụ thuộc vào hoạt động quyên góp thực phẩm và nhu yếu phẩm. Trong những tháng đầu, Teresa phải đấu tranh với sự hoài nghi, đơn độc và sự cám dỗ quay trở lại cuộc sống tiện nghi trong tu viện.
Sứ mạng bác ái
Ngày 7 tháng 10 năm 1950,
Khởi đầu chỉ là một dòng tu nhỏ với 13 tập sinh ở Calcutta; ngày nay có hơn 4.000 nữ tu điều hành các cô nhi viện, trại điều dưỡng AIDS, và các trung tâm từ thiện trên khắp thế giới. Dòng tu cũng chăm sóc người tị nạn, người khuyết tật, già lão, nghiện rượu, người nghèo và người vô gia cư, nạn nhân lũ lụt, dịch bệnh, và nạn đói.
Năm 1952, Mẹ Teresa mở ngôi nhà đầu tiên chăm sóc người sắp chết. Với sự hỗ trợ từ các viên chức Ấn, bà cho sửa một ngôi đền Ấn giáo hoang phế thành Nhà Kalighat cho người hấp hối, một trại điều dưỡng miễn phí cho người nghèo. Sau này bà đổi tên thành Kalighat, Nhà Thanh Tâm (Nirmal Hriday). Những người được mang đến đây được chăm sóc y tế và được chết trong nhân phẩm, được chôn cất theo niềm tin tôn giáo của họ; người Hồi giáo được đọc kinh Quran, người Hindu được tẩy rửa bằng nước sông Hằng, và người Công giáo được làm lễ xức dầu thánh.
Không lâu sau đó, bà mở một ngôi nhà cho những người mắc bệnh phong cùi, đặt tên là Shanti Nagar (Thành phố Hòa bình). Dòng Thừa sai Bác ái cũng thành lập một số cơ sở y tế mở rộng trên khắp
Năm 1955, Teresa mở Nirmala Shishu Bhavan, Nhà Trái tim Vô nhiễm đón tiếp trẻ mồ côi và thanh thiếu niên vô gia cư.
Dòng tu ngày càng thu hút nhiều tập sinh và nhận nhiều đóng góp từ thiện. Đến thập niên 1960, Dòng Thừa sai Bác ái thành lập các nhà điều dưỡng, trại mồ côi, và trại phong trên khắp Ấn Độ, rồi phát triển trên khắp thế giới. Ngôi nhà đầu tiên ngoài Ấn Độ được thành lập ở
Năm 1982, khi cuộc bao vây Beirut lên đến đỉnh điểm, Mẹ Teresa đã thành công trong nỗ lực giải cứu 37 trẻ em mắc kẹt trong một bệnh viện giữa mặt trận bằng cách đàm phán cho một cuộc ngừng bắn giữa quân đội Israel và du kích Palestine. Được các nhân viên Hồng Thập Tự hộ tống, bà băng qua trận địa để đến ngôi bệnh viện đổ nát và giải cứu các bệnh nhi.
Khi Đông Âu bắt đầu mở cửa vào cuối thập niên 1980, Teresa cho tiến hành hàng chục đề án tại các quốc gia trong vùng.
Mẹ Teresa đã đến
Năm 1966, bà điều hành 517 cơ sở từ thiện trên hơn 100 quốc gia. Trải qua nhiều năm, Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa từ thành phần nhân sự chỉ 12 người đã phát triển đến hàng ngàn người phục vụ “những người nghèo nhất của dân nghèo” tại 450 trung tâm trên khắp thế giới.
Vượt qua khó khăn và chỉ trích
Tuy nhiên, triết lý hành động của bà gặp phải một số chỉ trích. Trong khi nhìn nhận rằng không có nhiều chứng cứ được đưa ra để chống lại Teresa, David Scott nhận xét rằng bà tự giới hạn mình trong phạm vi hoạt động nhằm cứu sống người khác thay vì nỗ lực giải quyết nạn nghèo đói.
Quan điểm của Teresa về sự đau khổ cũng bị phê phán bởi một bài viết đăng trên tuần báo Alberta Report của Canada, vì bà cho rằng sự đau khổ sẽ đem con người đến gần Chúa Giê-xu hơn.
Các tạp chí y khoa, nhất là The Lancet và British Medical Journal, tỏ ra quan ngại về cách chăm sóc bệnh nhân thời kỳ cuối tại những nhà dành cho người hấp hối, ghi nhận việc tái sử dụng kim tiêm dưới da, điều kiện sống tồi tệ, trong đó có việc tắm lạnh tất cả người bệnh, và không áp dụng phương pháp chẩn đoán phối hợp.
Tại Ấn Độ, cũng có những nhận định khác về Teresa. Aroup Chatterjee, một bác sĩ sinh trưởng ở Calcutta nhưng sống ở Luân Đôn và từng làm việc cho Dòng Thừa sai Bác ái cho rằng Teresa đã quảng bá một hình ảnh tiêu cực về thành phố này. Đảng Bharatiya Janata (BJP) từng bất đồng với Teresa về những người thuộc đảng cấp Dalit (hạ tiện) theo Cơ Đốc giáo, nhưng khi bà mất, họ đã lên tiếng ca tụng và cử đại diện đến dự tang lễ.
Vào dịp kỷ niệm năm thứ nhất ngày mất của Mẹ Teresa, Tạp chí Stern của Đức cho đăng một bài viết về những cáo buộc liên quan đến các vấn đề tài chính, và việc sử dụng các khoản quyên góp. Các tạp chí y học cũng đưa ra những chỉ trích làm dấy lên các quan điểm khác nhau về những ưu tiên đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Không hề nao núng khi bị chỉ trích về lập trường cứng rắn của bà về việc chống phá thai và li dị, bà chỉ nói, “Người ta nói gì cũng mặc, bạn chỉ cần cười và tiếp tục công việc của mình.”
“Mẹ Teresa là hòa bình của thế giới”
Ngày 13 tháng 3 năm 1997, Mẹ Teresa từ chức lãnh đạo dòng tu, và từ trần ngày 5 tháng 9 năm 1997.
Chính phủ Ấn Độ tuyên bố quốc tang để vinh danh con người từng cứu giúp nhiều người nghèo khổ thuộc các tôn giáo khác nhau trên đất nước Ấn. Trước đó năm 1962, bà được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru cho sự Hiểu biết Quốc tế (năm 1972), và năm 1980 là giải thưởng dân sự cao quý nhất Ấn Độ, Bharat Ratna
Năm 1962, Mẹ Teresa được trao giải Ramon Magsaysay về sự Hiểu biết Quốc tế cho những hoạt động của bà ở Đông và Nam Á.
Đến đầu thập niên 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới.
Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan trao tặng cho Mẹ Teresa Huân chương Tự do năm 1985. Cùng lúc, thế giới Công giáo khởi sự tôn vinh Mẹ Teresa. Năm 1971, Giáo hoàng Phaolô VI trao tặng bà Giải Hòa bình Giáo hoàng Gioan XXIII lần thứ nhất, khen ngợi bà về những gì đã làm cho người nghèo, thể hiện lòng nhân ái Kitô và nỗ lực đấu tranh cho hòa bình. Năm 1976, bà được trao Giải thưởng Pacem in Terris. Sau khi mất, giáo hội đẩy mạnh qui trình phong thánh cho Mẹ Teresa, hiện bà đã được phong chân phước.
Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan trao tặng cho Mẹ Teresa Huân chương Tự do năm 1985.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khi còn tại chức đã nói rằng bà là “một cá nhân độc đáo và hiếm có, đã cống hiến đời mình cho những mục đích cao đẹp. Cuộc đời lâu dài của bà được dành để chăm sóc người nghèo, người bệnh, người bất hạnh đã trở thành một trong những hình mẫu cao quý nhất về lòng tận tụy phục vụ nhân loại.
Các chính phủ và những tổ chức dân sự cũng tìm đến tôn vinh Mẹ Teresa. Vương quốc Anh và Hoa Kỳ nhiều lần trao tặng bà giải thưởng các loại, cao quý nhất là Order of Merit của Anh Quốc năm 1983, và công dân danh dự của Mỹ ngày 16 tháng 11 năm 1996. Quê hương
Đặc biệt, năm 1979, Mẹ Teresa được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho “những hoạt động diễn ra trong sự đấu tranh vượt qua sự nghèo khó và cùng quẫn, là những điều đe dọa hòa bình.” Bà từ chối bữa tiệc mừng truyền thống và yêu cầu gởi số tiền 192.000 USD cho người nghèo ở Ấn Độ, nói rằng những phần thưởng trên thế gian chỉ có giá trị khi nào chúng giúp ích những người thiếu thốn trên thế giới.
Khi nhận giải thưởng, bà đặt câu hỏi, “Chúng ta có thể làm gì để thăng tiến nền hòa bình thế giới?”, và đưa ra câu trả lời, “Hãy về nhà và yêu chính gia đình mình.”
Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Javier Pérez de Cuéllar nhận xét: “Bà là Liên Hiệp Quốc. Bà là hòa bình của thế giới”.
- Nhật Vy (Theo Wikipedia, Askmen)