221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1264291
Phải hối lộ bác sĩ mới được ôm con
1
Article
null
Phải hối lộ bác sĩ mới được ôm con
,

Nesam Velankanni vừa mới trải qua những giây phút sinh con đau đớn tại bệnh viện ở Bangalore, Ấn Độ. Nhưng cô còn đau hơn khi phải trả tiền mới được ôm con trong lòng.

Tin liên quan:

Velankanni cho biết, thậm chí trước khi cô được nhìn thoáng qua đứa bé, một người hộ lý đã nhanh chóng bế nó đi và chỉ mang lại khi cô và gia đình chịu bỏ ra một khoản lệ phí. Các gia đình được chỉ dẫn tận tình rằng nếu muốn gặp đứa trẻ, họ cần phải trả 12$ cho bé trai và 7$ cho bé gái. Và đó là một khoản tiền lớn đối với những người nghèo ở khu ổ chuột – những người khó khăn lắm mới kiếm nổi 1 USD/ngày. Kết quả từ những cuộc điều tra cho thấy, nhận hối lộ là một việc rất phổ biến ở thành phố này.

Mô tả ảnh.
Nesam Velankanni cùng hai con gái.

Velankanni là một cô gái nghèo và mẹ chồng cô phải đã phải bán đôi khuyên tai bằng vàng vốn là món quà cưới có giá trị của bà để có tiền trả cho những người hộ lý. Velankanni vừa mới chuyển đến Bangalore nên còn chưa quen với điều này và vừa khóc ấm ức vừa kể lại: “Người hộ lý nói với mẹ chồng tôi cần phải trả tiền ngay vì bác sĩ trực đêm sắp hết ca làm việc và ông ta muốn một khoản lệ phí”.

Những vụ cướp lớn có thể gây nhiều tai tiếng hơn nhưng việc phải chịu đựng những vụ ăn tiền nhỏ mọn, kém rõ ràng hơn nhưng cũng không kém phần cay đắng. Đó là điều những người dân nghèo ở khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh vẫn phải đối mặt thường ngày. Vấn nạn xã hội này ngày càng gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế, đánh cắp một cách trắng trợn khoản thu nhập vốn đã ít ỏi của người nghèo và khiến việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu trở nên mục ruỗng.

Theo các cuộc điều tra và các thanh tra chống tham nhũng, các khoản hối lộ có thể khác nhau ở mỗi ngành nghề nhưng có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong xã hội. Mọi người trả tiền cho việc sinh nở, cho việc lấy thi thể của người thân từ nhà xác cho tới việc thu thập rác thải, cung cấp nước sạch, thuốc thang, y tế và ngay cả việc để con em họ được nhận vào trường công. Ngay cả cảnh sát cũng có thể trở thành những kẻ tống tiền điêu luyện.

Theo những nghiên cứu do Học viện Ngân hàng Thế giới (WBI – một nhánh của Ngân hàng Thế giới chuyên về giáo dục và nghiên cứu) tài trợ, những khoản hối lộ nhỏ như thế này đóng vai trò như một loại thuế lũy thoái ngầm. Ví dụ như ở Zambia – một quốc gia ở miền Nam châu Phi, những người nghèo phải trả 17% thu nhập của mình cho việc hối lộ để được chăm sóc y tế. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu chỉ cần bỏ ra 3% thu nhập của mình cho khoản này. Trong khi đó ở Paraguay – một nước nghèo ở Nam Mỹ thì con số tương ứng là 7% đối với người nghèo và 1% đối với những người thuộc tầng lớp trung lưu.

So với những người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu, người nghèo không chỉ phải dành nhiều thu nhập hơn để có được những dịch vụ y tế tương tự mà họ còn không được khuyến khích sử dụng những dịch vụ y tế cơ bản vì họ không có khả năng chi trả - ông Daniel Kaufmann, người điều hành các chương trình toàn cầu của học viện cho biết. 

Thông thường, khi những nhân viên y tế cấp thấp có thể lấy tiền từ túi những người nghèo thì ở những cấp cao hơn của chính phủ rất có thể sẽ tồn tại nạn tham nhũng ở cấp độ lớn hơn.

Các điều tra viên và những quan chức cấp cao cho biết ở Bangalore – một thành phố với 6,5 triệu dân và nổi tiếng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp công nghệ cao, với khí hậu ôn hòa và những trường tư thục có chất lượng, những người giữ chức vụ quản lý trong ngành y tế thường hối lộ cho các cấp cao hơn để có được những công việc tốt. Những nhân viên y tế này sau đó sẽ lấy tiền của nhân viên cấp dưới và bệnh nhân, để tranh đua với ông chủ của họ.

Phần lớn các viên chức y tế cấp quận phải hối lộ để được cất nhắc thăng tiến và để bù lại cho việc đó, họ quay trở lại nhận những khoản hối lộ từ cấp dưới và bệnh nhân", ông Hanumappa Sudarshan – giám đốc Cục Phòng chống tham nhũng bang Karnataka cho biết. “Đó là một vòng luẩn quẩn".

Cấp trên của ông Sudarshan, Nanjegowda Venkatachala, một thẩm phán đã về hưu của Tòa án Tối cao Ấn Độ - người đứng đầu Cục còn nói về điều này một cách thẳng thắn hơn nữa: “Sự tham lam của các chính trị gia đang làm hỏng đất nước. Chẳng có gi phải bàn cãi về vấn đề này nữa".

Dù nạn tham nhũng có bắt đầu từ đâu thì nó cũng đi từ cấp trên xuống các cấp bên dưới và cuối cùng, chính người nghèo là những người phải hứng chịu. Đối với họ, đây thật sự là một gánh nặng không thể thoái thác.

Mặc dù Bangalore đã có những tiến bộ trong việc đấu tranh lại với nạn tham nhũng nhưng đáng tiếc, nó vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong các bệnh viện. Những người dân nghèo sống trong ngõ ngách chật hẹp của khu ổ chuột đã kể về trải nghiệm của họ xung quanh nạn ăn tiền trong bệnh viện phụ sản Austin Town.

Mô tả ảnh.

Cảnh những người dân nghèo sống trong khu ổ chuột ở Bangalore.
Ảnh minh hoạ: Getty Images 

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm, Shobba Rani, hiện đang là một bác sĩ lại phủ nhận mạnh mẽ những thông tin này. “Thậm chí tôi còn chưa từng gặp 1 bệnh nhân nào than phiền rằng họ bị bắt phải trả thêm bất cứ lệ phí nào”, bà cho biết. “Rất nhiều lần, khi không có mặt những người hộ lý tôi đã thẳng thắn nói với bệnh nhân của mình rằng hãy cho tôi biết sự thật, hãy cho tôi biết họ đang phải đối mặt với điều gì nhưng tôi luôn nhận được những phản hồi tốt”.

Nhưng các bệnh nhân lại kể một câu chuyện khác. Nagaratna Hanumanthu, 23 tuổi và chồng cô Hanumanthu, 28 tuổi – một người bán nước mía rong cho biết họ đã từng mất đứa con trai mới 2 ngày tuổi ngay tại nhà hộ sinh do đứa bé bị sốt. Tháng 11 vừa rồi họ đã rất lo lắng khi sinh một bé gái tại bệnh viện Austin Town.

Cặp vợ chồng này cho biết ngay sau khi em bé ra đời, các y tá lập tức bế nó đi và yêu cầu họ nộp 7USD. Nhưng người bố Hanumanthu, một người đàn ông cao lớn, nói với họ rằng anh quen biết những người quan trọng và anh dọa sẽ nói lại điều này với người đó. Nghe thấy vậy những người hộ lý mới thôi không đòi hỏi nữa. Nhưng sao đó anh lại lo sợ họ sẽ làm đau con bé. “Chúng tôi đã từng mất một đứa con, vì thế lần này chúng tôi rất lo lắng”, anh nói.

Hanumanthu, kiếm được khoảng 1USD/ngày quay trở lại với người vợ, người có thu nhập hàng tháng 11USD từ việc quét dọn và rửa bát đĩa, để lấy tiền đưa cho người hộ lý.

Hanumanthu kể lại câu chuyện của mình trong nỗi bất bình. Hình dáng cao lớn của anh như lấp đầy cả căn phòng tối tăm chật chội trong căn nhà của họ ở khu ổ chuột. Vợ anh đang ru bé Sujata ngủ trong một chiếc nôi.

Đó là khoản hối lộ đầu tiên tôi phải trả ở bệnh viện, anh nói, và tất nhiên đó chưa phải là lần cuối cùng.

Anh cho biết hàng tháng anh phải chi tiền cho những người quản lý đường phố, nếu không họ sẽ tịch thu chiếc xe đẩy của anh. Anh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc ngoan ngoãn nghe theo nếu muốn tiếp tục kiếm sống. Mùa hè năm ngoái anh đã thấy điều gì xảy ra với một người bán rong. Anh ta không chịu di chuyển khi những người quản lý bảo. Họ liền đẩy chiếc xe bán rong và phá hỏng nó. Người bán rong đó đã không có việc làm trong suốt 3 tháng sau.

Tôi đã học đến lớp 10 rồi phải bỏ", anh nói cay đắng. “Tôi cố gắng kiếm tiền một cách lương thiện nhưng vì tất cả những đòi hỏi đó, tôi muốn ăn cắp ăn trộm để có thể kiếm tiền nhanh hơn. Tôi đã quá chán nản với cuộc sống này rồi".

Một cuộc điều tra năm 1999 cho thấy 9 trên 10 gia đình có người thân sử dụng dịch vụ của nhà hộ sinh cho biết họ phải đưa hối lộ để được nhìn thấy con của mình. Cái giá trung bình mà họ phải đã trả giảm từ 16 USD xuống còn 7USD. Tuy nhiên đến năm 2003, 8 trên 10 phụ nữ được hỏi cho biết để được gặp con hay để được nhận những loại thuốc đáng ra được miễn phí thì họ vẫn phải trả tiền.

K. Jairaj, người là thị trưởng thành phố năm 1999 cho biết 6 năm trước ông đã rất ngạc nhiên khi Paul đưa cho ông những tư liệu về bệnh viện phụ sản. “Đó chính là động lực để cải thiện bộ máy chính phủ và nạn quan liêu", ông cho biết.

Thành phố đã lập nên những nhóm tình nguyện viên sẽ quản lý các bệnh viện. Một bản hiến chương bảo vệ quyền lợi của người dân được soạn thảo với nội dung rõ ràng rằng hối lộ là việc trái pháp luật, đồng thời tổ chức còn lập nên đường dây nóng để tiếp nhận kịp thời phản hồi của người dân. Nhưng nhóm tình nguyện viên không có thực quyền và rất nhiều bệnh nhân cũng biết rằng đưa hối lộ là trái pháp luật.

Ông Karuppiah Jothiramalingam, thị trưởng hiện tại nói rằng ông sẽ đào tạo lại nhân viên của bệnh viện và trừng phạt thích đáng những ai đòi nhận tiền. Ông cũng nói thêm rằng: “Hành động này chỉ có thể được tiến hành khi có những lời buộc tội cụ thể".

Nhưng việc nhận hối lộ vẫn tồn tại một phần là bởi những người nghèo, những người có quá ít quyền lực trong cuộc sống quá e sợ để phản kháng. Họ lo sợ rằng những đứa con của họ sẽ nhận được sự chăm sóc cẩu thả từ những người hộ lý cáu kỉnh. Họ e sợ sẽ bị đối xử tệ trong những lần sinh nở sau.

Shireen Taj, vợ một người thợ sửa chữa ô tô đã sinh đứa con đầu lòng của mình ở bệnh viện Austin Town đã phải trả 12USD để được thấy đứa bé.

Mẹ của Taj cho biết khi bà sinh ra cô ở bệnh viện Austin Town 18 năm trước, gia đình bà cũng đã phải đưa hối lộ để được nhìn mặt cô. Nhưng khi đó thì con trai cũng như con gái, cùng một giá. “Giờ thì con trai đắt hơn, con gái lại rẻ hơn”, bà nói, cho thấy địa vị thấp kém của nữ giới trong một xã hội mà bé trai thường được mong đợi hơn. Bà và một số người khác còn cho biết đôi khi, những người quá nghèo khổ cũng được ưu tiên trả ít hơn một chút.

"Đó là điều phổ biến", bà nói. “Con gái lớn của tôi cũng phải trả tiền. Vì thế tôi phải mang tiền theo”. Y tá và những người phục vụ là những người đòi tiền trong khi các bác sĩ thì chẳng bao giờ thấy mặt.

Khi Razia Begum nói, một người hàng xóm lớn tuổi đến và nói với người phóng viên: “Nếu anh viết về điều này, họ sẽ đuổi chúng tôi khỏi bệnh viện mất. Chúng tôi sẽ đi đâu đây?”

Một vài phụ nữ vừa mới sinh xong và cả gia đình của họ cũng trả lời phỏng vấn rằng họ được yêu cầu đưa hối lộ và ngay sau đó đã bị bệnh viện đuổi về.

Bà Margaret, 50 tuổi đến bệnh viện để thăm đứa cháu trai mới chào đời cho biết bà cũng phải đưa tiền cho họ để được gặp cháu. Bà chỉ kiếm được 10 đô la hàng tháng nhờ công việc dọn dẹp nhà cửa. “Mặc dù tôi thấy hơi buồn và tức giận nhưng nếu là bệnh viện tư thì đã phải trả đến 2500 rupi (60 USD) rồi”.

Một sự việc khác còn đau lòng hơn là một phụ nữ ở Hyderabad, miền Nam Ấn Độ, đã phải bán đứa con mới 3 ngày tuổi của mình với giá 6000 rupi (120 USD) để có tiền hối lộ cho bác sĩ.

Bác sĩ gây mê Siva Sankaraiah đã đòi số tiền 2000 rupi (43USD), nếu không con của  Tagarapu Rajitha sẽ không được ở trong lồng kính. Người phụ nữ nghèo 22 tuổi buộc phải bán con cho một cặp vợ chồng hiếm muộn để trả cho Siva số tiền này.

  • Phương Anh (theo New York Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,