221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1267154
Mưu đồ các nước lớn ở Trung Đông
0
Article
null
Mưu đồ các nước lớn ở Trung Đông
,

Trung Đông, đặc biệt là xung đột A-rập – Israel hay PalestineIsrael luôn là một trong những điểm nóng của thế giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) với Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) và Tổng thống Palestine Mamud Abbas (phải). Ảnh AP

Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) với Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) và Tổng thống Palestine Mamud Abbas (phải). Ảnh AP

Tuy nhiên, khác với thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi mà “tấm rèm sắt” còn ngăn cách và gây chia rẽ sâu sắc các thành viên trong cộng đồng quốc tế, thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh cho thấy một xu hướng thực dụng hơn trong quan hệ quốc tế. Ý thức hệ tư tưởng không còn đóng vai trò chủ đạo chi phối quyết sách của các nước trong chính sách đối ngoại của mình.

Trung Đông vẫn tiếp tục là một trong những tâm điểm xung đột của thế giới nhưng tác động của quan hệ giữa các nước lớn tới cuộc xung đột kéo dài không còn rõ nét do sự suy giảm trong vai trò của ý thức hệ đối với nền chính trị thế giới nói chung và đối với các tranh chấp tại Trung Đông nói riêng. Có thể nói, lợi ích của quốc gia, của dân tộc mới là yếu tố chính định hình chính sách Trung Đông của các nước lớn.

Một yếu tố tối quan trọng trong chính sách của các nước lớn đối với xung đột Palestine – Israel là nhu cầu cân bằng quan hệ với cả Israel và thế giới A-rập nhằm phục vụ lợi ích của mình. Đó chính là động lực để các nước như Nga, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine trong khi vẫn tiếp tục có quan hệ tốt với Israel về nhiều mặt như thương mại và đầu tư, khoa học - kỹ thuật, quân sự,…Về phần mình, Liên minh châu Âu ủng hộ giải pháp hai nhà nước với Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai.

Riêng với Mỹ, do những đặc điểm riêng về tôn giáo, vấn đề nội trị, tính tiếp nối của chính sách đối ngoại có từ những chính quyền tiền nhiệm,…chính sách của Mỹ đối với xung đột PalestineIsrael vẫn bị chỉ trích là thiên vị Israel. Tuy vậy, chính quyền Obama đã nỗ lực để phần nào cân bằng hơn trong cách tiếp cận của mình. Mặc dù chưa có những hành động cụ thể, chính quyền Obama cũng đã có những áp lực ngoại giao ở một mức độ nhất định lên Israel như yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây nhằm đưa hai bên trở lại bàn đàm phán.

Như vậy, xuất phát từ nhu cầu cân bằng trong quan hệ với cả Israel và thế giới A-rập để phát triển quan hệ với cả hai phía nhằm phục vụ lợi ích của mình, cách tiếp cận của các nước lớn đối với vấn đề này là tương đối đồng nhất. Điều này được thể hiện cụ thể nhất trong bản “Lộ trình hòa bình” do nhóm Bộ Tứ (Mỹ, EU, Nga và Liên hợp quốc) bảo trợ năm 2003 nhằm giải quyết vấn đề theo từng giai đoạn trong một khung thời gian nhất định.

Do quan điểm tương đối đồng nhất hay ít nhất là không có xung đột trực tiếp trong vấn đề này, quan hệ giữa các nước lớn đối với giải quyết cuộc xung đột Israel - Palestine có thể nói đã có những đóng góp nhất định. Tuy vậy, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết do nhiều lý do khác nhau, xuất phát từ nhiều tác nhân khác như tình hình nội bộ của các bên liên quan, ảnh hưởng của các “người chơi” khác trong khu vực,…

Trong một động thái gần đây nhất, Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) đã chấp thuận đàm phán gián tiếp với Israel thông qua vai trò trung gian của Mỹ. Tuy nhiên, có thể nói rằng khả năng đạt được kết quả cụ thể của các cuộc đàm phán này là không cao khi mà các bên chưa thực sự cảm thấy đây là thời điểm chín muồi cho đàm phán.

Về phía Palestine, lãnh đạo Palestine bước vào cuộc đàm phán phần nhiều là từ sức ép của Mỹ, phương Tây và cả các nước A-rập vì phía Palestine vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Israel ngừng hoàn toàn việc xây dựng các khu định cư ở khu Bờ Tây và Đông Jerusalem.

Trong khi đó, Israel cũng không tỏ ra mặn mà với đàm phán khi nước này tiếp tục cho phép xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, động thái bị chính Mỹ, nước đồng minh chủ chốt của Israel, lên án vì tạo cản trở cho việc nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông.

Phái viên quốc tế về Trung Đông Tony Blair thăm làng Aloja ở Bờ Tây (Ảnh AP)
Phái viên quốc tế về Trung Đông Tony Blair thăm làng Aloja ở Bờ Tây (Ảnh AP)
Đó là chưa tính tới những yếu tố quan trọng khác chi phối cuộc xung đột A-rập – Israel, mà cụ thể là xung đột Israel – Palestine, như sự phản đối từ nội bộ vốn đã bị chia rẽ của Palestine (Phong trào Hamas ở dải Gaza cũng như một số phái nằm trong Tổ chức PLO phản đối quyết định đàm phán gián tiếp với Israel khi mà nước này chưa ngừng hoàn toàn các hoạt động xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem).

Như vậy, việc các bên chấp nhận đàm phán gián tiếp thông qua trung gian của Mỹ là một chuyển biến tích cực trong Tiến trình hòa bình Trung Đông là một động thái tích cực đối với bản thân tiến trình vốn đã bị bế tắc và gián đoạn suốt 14 tháng (kể từ khi cuộc chiến Gaza nổ ra cuối năm 2008).

Tuy nhiên, việc các bên “miễn cưỡng” đàm phán gián tiếp cho thấy không nên kỳ vọng quá cao về kết quả của các cuộc đàm phán này. Nhiều khả năng đây chỉ là một bước “đàm phán để chuẩn bị cho đàm phán” ở cấp cao hơn và trực tiếp, khi mà các vấn đề cốt lõi như đường biên giới cuối cùng hay quyền trở về của người tỵ nạn Palestine, Jerusalem,…được thương thuyết.

  • Huy Trung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,