Nga đã trượt xuống vị trí thứ hai trong danh sách những nước bán vũ khí lớn nhất thế giới, nhường lại danh hiệu này cho Mỹ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Từ 2005-2009, Nga chiếm lĩnh 24% thị trường vũ khí thế giới, trong khi đó tỷ lệ này của Mỹ cao hơn - 30%, AFP cho biết dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Từ 2001-2005, Nga dẫn trước Mỹ với 31% trên thị trường vũ khí so với 30% của Mỹ.
Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng khổng lồ của Nga - Rosoboronexport - hiện cung cấp tàu vũ khí cho hơn 70 quốc gia trên thế giới. Thiết bị không lực chiếm 50% số lượng các lô hàng. Đối tác lớn nhất trên thị trường vũ khí của Nga là Ấn Độ, Algeria, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia và Syria. Vốn đầu tư kinh doanh của Rosoboronexport trong năm 2010 ước tính lên tới trên 34 tỷ đô la.
Hãng tin RIA Novosti cho biết: Đức, Pháp và Anh hiện đang theo sau Nga trong danh sách các nước xuất khẩu vũ khí thường lớn nhất thế giới.
Châu Á và châu Đại Dương mua hầu hết số vũ khí này – 41%. Lượng vũ khí mà Nga xuất khẩu sang khu vực này chiếm tới 69%, Mỹ theo sau với 39%. Danh sách các lô hàng quốc tế vẫn tiếp tục với châu Âu – 24% (18% từ Mỹ), Trung Đông – 17% (36% từ Mỹ), châu Mỹ - 11% và châu Phi – 7%.
Lượng vũ khí được bán cho các quốc gia Nam Mỹ từ năm 2005-2009 tăng 50% so với giai đoạn trước đó. Lượng vũ khí nhập khẩu tại Indonesia, Malaysia và Singapore từ 2000-2004 tăng 146%. Trong khoảng thời gian từ 2005-2009, tỉ lệ này đã tăng 722%.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, những hoạt động như vậy trên thị trường vũ khí của Nam Mỹ, châu Phi và châu Á có thể chứng tỏ cho sự khởi đầu của cuộc chạy đua vũ khí.
Ví dụ như trường hợp của Singapore, quốc gia này đã trở thành một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới kể từ khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, SIPRI cho biết.
Danh sách các nước nhập khẩu vũ khí dù đã thay đổi chút ít nhưng cơ bản vẫn ổn định. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Hy Lạp là nước đứng trong top 5 quốc gia đặc biệt với việc mua 26 chiếc F-16c và 25 máy bay phản lực chiến đấu French Mirage-2000-9.
Nghiên cứu của SIPRI không bao gồm việc thống kê số liệu về các loại vũ khí nhỏ, nhẹ và phương tiện vận chuyển được sử dụng trong các hành động quân sự. Các chuyên gia của SIPRI chỉ phân tích dựa trên sự lưu hành của vũ khí quân sự - hàng không, áo giáp, tàu thủy và pháo binh.
-
Hiền Lương (theo Pravda)