221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1265549
Bị ép nghỉ phép vì tham công tiếc việc
0
Article
null
Hàn Quốc:
Bị ép nghỉ phép vì tham công tiếc việc
,

Hàn Quốc hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về việc từ chối nghỉ phép. Tuy nhiên, dù họ làm việc nhiều nhưng hiệu quả công việc không cao. Chính phủ Hàn đang cố gắng giải quyết vấn đề: các công nhân dường như không lấy đủ ngày phép. 

Tin bài mới: Chuyện của những người chiến thắng sóng thần ở ChileNhững nữ tướng vĩ đại nhất lịch sử nhân loại/
Bãi rác tàu ngầm bí ẩn ở Nga Trang buồn của những nữ hoàng sắc đẹp

Chính phủ Hàn Quốc phải giục các viên chức nghỉ ngơi.
Nghiện việc quá mức

Trong suốt nhiều thập niên qua, dân Hàn được kêu gọi hy sinh mọi thứ để xây dựng kinh tế đất nước. Hiện giờ, người Hàn Quốc là nhà vô địch thế giới về tham công tiếc việc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết. Theo đó, người Hàn dành nhiều thời gian cho công việc trong một năm hơn bất kỳ ai tại những quốc gia phát triển.

Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng thay đổi điều này. Bộ Tổ chức cán bộ của chính phủ Hàn Quốc hồi tháng 1 đã đưa ra một chỉ thị yêu cầu một triệu lao động ở nước này phải trình kế hoạch lấy 16 ngày phép của năm nay lên người phụ trách.

Vướng mắc: Trong một xã hội có tôn ti trật tự, nơi ông chủ ấn định tinh thần trong kinh doanh và chính trị, một số ông chủ lớn đứng sau kế hoạch nghỉ ngơi này lại thấy áy náy khi nghỉ phép.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã nêu vấn đề "thiếu hụt nghỉ phép" tại một cuộc họp nội các vào mùa hè vừa qua. Nhà lãnh đạo này đề cập tới một cuộc khảo sát, vốn cho thấy các nhân viên tiêu biểu trong chính phủ chỉ lấy 6 trong số 23 ngày phép. Kể cả ông Lee, từ khi nhậm chức vào tháng 2/2008 tới nay, ông chỉ mới nghỉ 4 ngày.

Một thành viên trong nội các ông Lee - Bộ trưởng Thống nhất Hyun In-taek nói với báo The Wall Street Journal rằng ông đã chuyển chỉ thị của chính phủ về nghỉ phép cho toàn cơ quan.

Tuy nhiên, chính bản thân ông lại không nghỉ phép. "Tôi muốn họ nghỉ nhiều hơn. Nhưng còn tôi? Tôi không biết", ông Hyun nói.

Ông chủ phải nghỉ phép để noi gương

Để phỉnh phờ những người còn ngần ngại đi nghỉ mát, chính phủ đã cầu viện một nhân vật đặc biệt: một người tới từ Đức, quốc gia hàng đầu thế giới về nghỉ ngơi.

Chào đời ở Đức, Bernhard Quandt đã tới Hàn Quốc vào năm 1978 và nhập tịch năm 1986, đổi tên thành Lee Charm. Ông Lee, từng dạy ngoại ngữ trên truyền hình, chủ trì các show trên sóng phát thanh, viết sách và giảng bài về văn hóa Hàn Quốc, là một trong những gương mặt ngoại quốc nổi bật nhất tại Hàn Quốc.

Tháng 8, ông Lee được chỉ định làm lãnh đạo Tổ chức Du lịch Triều Tiên (KTO), thuộc quản lý nhà nước. Cơ quan này có 550 nhân viên chuyên trách phát triển tour, quảng bá đất nước và về lý thuyết là giúp mọi người hiểu rằng cần nghỉ ngơi. Vài tháng sau, ông Lee triệu tập một cuộc họp toàn công ty và thông báo ông muốn tất cả mọi người nghỉ ít nhất là hai tuần trong năm nay.

"Tôi không suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc đó", nhân viên KTO Seo Dong-woo, người giúp xúc tiến kế hoạch du lịch nói. Với Seo, một năm anh chỉ nghỉ tối đa là 5 ngày. "Tôi nghĩ: Điều đó có thực không".

Các nhân viên của ông Lee nói với ông rằng việc mong đợi các công nhân thay nhau nghỉ hai tuần liền là quá lớn, vì vậy ông Lee cắt giảm kế hoạch về ngày nghỉ xuống còn 7 ngày.

Trong khi đó, Seo vẫn chưa quyết định được kế hoạch nghỉ ngơi của mình.

Nhiều công nhân viên trong ngành truyền thông ở Hàn Quốc đã hoan nghênh sáng kiến của chính phủ. 

Nhiều người hy vọng rằng sáng kiến này sẽ lan sang cả ngành nghề tư nhân, nơi tình trạng né tránh nghỉ phép xảy ra lan tràn.

Công ty viễn thông SK, đi đầu về việc xóa bỏ tình trạng tôn ti cũ ở nơi làm việc, cho hay, các công nhân của họ đã lấy từ 5-15 ngày phép trong số 22 ngày nghỉ được phép. Tại công ty LG, số ngày nghỉ trung bình là 10.

Chỉ trích chính phủ vì được nghỉ phép

Một số công nhân nói, họ không biết làm gì trong thời gian rỗi. Một số người khác thì phản đối kế hoạch thúc đẩy nghỉ ngơi của chính phủ, họ buộc tội các nhà lãnh đạo đang cố gắng tiết kiệm tiền. Tại nhiều cơ quan chính phủ, các nhân viên được tiền khi không lấy phép.

"Bạn nên đi nghỉ bất cứ khi nào bạn muốn", Yoon Jin-woon, phát ngôn viên Hội Viên chức chính phủ Hàn Quốc - công đoàn lớn nhất của công nhân viên chính phủ nước này cho biết. "Khi chính phủ buộc bạn làm như vậy, tôi có thể nói nó vi phạm nhân quyền".

Người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.316 giờ trong năm 2007, số liệu thống kê về năm gần nhất cho thấy. Số giờ làm việc trong 2007 đã giảm từ 2.592 giờ so với một thập niên trước đó, nhưng nó vẫn cao hơn số giờ làm việc ở 30 quốc gia khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - 1.768 giờ, tại Mỹ là 1.798 giờ, OECD cho hay.

Dù chăm chỉ làm việc như vậy nhưng hiệu quả công việc ở Hàn Quốc không cao, thấp hơn hầu hết các nước thành viên OECD.

Ba cái lợi của nghỉ phép

Ông Lee, lãnh đạo KTO nói, ông đã cố thuyết phục người Hàn Quốc rằng nghỉ ngơi có thể giúp tái tạo năng lượng và thúc đẩy sáng tạo. Trả lời phỏng vấn báo giới Hàn Quốc, ông Lee nói về 3 niềm vui sướng của nghỉ phép - niềm vui được lên kế hoạch, niềm vui được tận hưởng và sau đó là nhớ lại.

Người Hàn Quốc thường quên mất công thức này, ông Lee nói. "Họ nghỉ khi cơ hội, thông thường là tự phát sinh. Và do họ không chuẩn bị tốt, họ bị stress và phải trả nhiều tiền hơn. Khi quay lại công việc, thay vì có những kỷ niệm đẹp, họ lại cảm thấy mệt mỏi, stress và nghĩ: Không bao giờ đi nghỉ nữa". 

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào vấn đề nghỉ phép khi Tổng thống Lee Myung-bak nêu thông tin về cuộc khảo sát cho các thành viên nội các vào tháng 7 năm ngoái. Sau đó, bộ trưởng văn hóa bắt đầu khuyến khích người dân sử dụng toàn bộ ngày phép, và Tổng thống bổ nhiệm ông Lee, một người Đức, làm lãnh đạo KTO.

Tuy nhiên, những người không tuân thủ chỉ thị có rất nhiều, ngay cả ở những nhân vật nòng cốt trong chính phủ cũng có. Quan chức tại Bộ an ninh và hành chính công, người viết và ban bố nghỉ phép 16 ngày hồi tháng trước, là ông Kim Jin-soo, cũng không tuân thủ chỉ thị. Ông Kim, giám đốc phòng quản lý nhân sự của bộ này, cho biết, năm ngoái, ông không nghỉ phép ngày nào.

Khi ông và các nhân viên cùng nhau lên kế hoạch cho những ngày nghỉ sau khi ông ra chỉ thị, một số người lấy ngày nghỉ vào tháng 1, bản thân ông Kim dự định nghỉ ngày 1/2 - thứ hai. Ông định dùng 3 ngày nghỉ để về thăm quê, cách Seoul khoảng 3h chạy xe ô tô, nhưng sau đó, ông Kim lại không nghỉ vì "có một số việc bất ngờ nảy sinh". 

Chị gái ông Kim là Kim Jung-ja, người sẽ đón ông, cho hay, bà không ngạc nhiên lắm về việc này. "Mẹ chúng tôi qua đời cách đây 3 năm và khi bà còn sống, cậu ấy cũng không thể tới thăm bà thường xuyên. Tôi cho rằng cậu ấy là người bận nhất trên thế giới này".

Vì vậy, tác giả chính sách ngày nghỉ của chính phủ Hàn Quốc quyết định hoãn thời gian nghỉ của ông tới dịp Tết âm lịch vào tháng trước. Khi các phóng viên liên lạc lại với ông Kim sau kì nghỉ, quan chức này cho biết, 43% nhân viên trong bộ của ông nghỉ thêm 2 ngày nhưng ông không nằm trong số này. "Có quá nhiều việc phải làm. Tôi dự định nghỉ ngơi vào tháng 3".

  • Hoài Linh (Theo Wall Street Journal)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,