Bút sa gà chết và kết quả của cuộc đấu cuối cùng giữa chính phủ của Thủ tướng Abhisit và phe áo đỏ sẽ trở thành một điều hiển nhiên trong tuần này. Vấn đề quan trọng không phải là bên nào sẽ thắng hay thua mà Thái Lan sẽ phải hứng chịu thêm bao nhiêu tổn thất nữa.
Tin bài mới:
Một gia đình gánh hai trận động đất ở hai nước
Pháp, Tây Ban Nha ’oằn mình’ trong bão tuyết
Thái Lan trước nguy cơ đảo chính
Cuộc đời hình sự của điệp viên nguyên tử (II)
Phe ủng hộ Thaksin quyết hạ bệ chính phủ hiện nay (Ảnh Reuters) |
Sự phân cực về chính trị sẽ tiếp diễn bất chấp kết quả cuộc biểu tình bởi sự ngờ vực giữa các phe phái đối lập. Với việc phe áo đỏ kéo về thủ đô để cố gắng thay đổi tình thế và chính phủ quyết tâm kiểm soát quần chúng, đại lộ Rajdamnoen một lần nữa có thể là nơi diễn ra bi kịch do xung đột chính trị.
Những cuộc biểu tình lớn trong quá khứ như 14/10/1973, 6/10/1976, tháng 5/1992, 7/10/2008 và tháng 4/2009, đều kết thúc bằng máu, nước mắt và mồ hôi, nhưng không có tiến triển nào.
Với mỗi cuộc biểu tình trong quá khứ, nhà tổ chức đều rất chú trọng tới việc tập hợp hòa bình. Không ai chịu trách nhiệm về việc kích động bạo lực. Lãnh đạo phe áo đỏ hiện nay không khác so với những người tiền nhiệm. Các kế hoạch tỉ mỉ đã được vạch ra để phe áo đỏ tập trung một cách hòa bình vào chủ nhật tới.
Dựa trên những bài học lịch sử, kế hoạch tuyệt vời nhất được vạch ra cho cuộc tuần hành chính trị Thái thường bị chệch hướng. Bạo lực không được dự báo trước nhưng nó bùng phát do những yếu tố bất ngờ hoặc không nhận biết được. Phe áo đỏ và chính phủ phải lưu ý tới những thảm kịch trong quá khứ.
Từ quan điểm của phe áo đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin, cuộc biểu tình chống chính phủ không được hoạch định gây đổ máu nhưng họ muốn nó trở thành một chất xúc tác cho thay đổi.
Ban đầu, ban tổ chức của phe áo đỏ muốn huy động khoảng một triệu người biểu tình - yếu tố then chốt để làm tê liệt bộ máy quốc gia và khiến chính phủ sụp đổ. Bất chấp sự can thiệp của cựu Thủ tướng Thaksin và một lượng lớn nghị sĩ là thành viên của đảng Pheu Thai, kế hoạch huy động đầy tham vọng đã bị hạ bớt mục tiêu xuống còn không hơn 200.000 người biểu tình.
Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, phe áo đỏ hy vọng sự thay đổi chính phủ sẽ diễn ra qua ba viễn cảnh: thành lập một liên minh bằng cách lôi kéo các đối tác nhỏ vào liên minh do Pheu Thai dẫn dắt, tác động tình cảm để châm ngòi cho một cuộc phê bình chính phủ hoặc một cuộc đảo chính sẽ thổi bùng sự căm giận chống đảo chính trên toàn quốc.
Nếu các cuộc biểu tình đường phố dẫn tới một sự thay đổi, phe áo đỏ hy vọng tiến hành một cuộc bầu cử sớm, mà trong đó, họ hy vọng phe đối lập sẽ thắng tuyệt đối. Động thái này sẽ giúp mở đường cho việc khối phục hiến chương 1997 đang bị treo và một lệnh ân xá cho Thaksin lẫn các thành viên cũ của Thai Rak Thai đang bị cấm tham gia chính trường.
Dựa trên vô số báo cáo đánh giá về tình hình an ninh, phe áo đỏ đã được trợ lực đầy đủ để tiến hành biểu tình trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, có một câu hỏi chưa được trả lời là: điều gì xảy ra nếu biểu tình không đem lại một thay đổi nào trong khung thời gian đã định.
Từ quan điểm của những người ủng hộ dân chủ, đặc biệt là những người từ các nhóm thế hệ tháng 10, họ muốn các cuộc biểu tình đường phố diễn ra với quy mô đầy đủ của nó. Các cuộc biểu tình trong quá khứ bị đứt quãng và không đi tới đâu do những tình huống không lường trước.
Một số học giả cho rằng Thái Lan cần một cuộc nổi dậy thực sự để có được chính trường có sự chuyển biến hoàn toàn.
Từ quan điểm của chính phủ, cuộc biểu tình sắp tới không có nghĩa lý gì mà là hành động ngu xuẩn của đám đông vì lợi ích của một người - Thaksin, và Thái Lan bị bắt làm con tin vì lợi ích của ông này.
Dù bạn nhìn nhận vấn đề ở Thái như thế nào chăng nữa thì cuộc đối đầu sắp xảy ra. Kết quả vẫn chưa được biết.
-
Hoài Linh (Theo Nation)