221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1271676
Các ảnh tin tức bị "phù phép" nổi tiếng trong lịch sử
0
Photo
null
Các ảnh tin tức bị 'phù phép' nổi tiếng trong lịch sử
,

Dù vô tình hay hữu ý, truyền thông thế giới từng cho đăng tải nhiều bức ảnh tin tức đã qua chỉnh sửa Photoshop. 

TIN BÀI MỚI:

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, vào khoảng năm 1860

Ảnh chân dung của Tổng thống Abraham Lincoln (trái) và ảnh gốc.
Ảnh chân dung của Tổng thống Abraham Lincoln (trái) và ảnh gốc.

Bức chân dung gần như mang tính biểu tượng này của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln là sản phẩm ghép giữa đầu của ông Lincoln với thân hình của chính trị gia miền nam John Calhoun. Ảnh gốc đầu tiên được chụp từ năm 1826.

Stalin, vào khoảng năm 1930

Ảnh đã chỉnh sửa và ảnh gốc (phải)
Ảnh đã chỉnh sửa và ảnh gốc (phải)
Stalin thường cho tiến hành việc phù phép hô biến kẻ thù ra khỏi các bức ảnh. Trong bức hình này, một dân ủy đã bị loại khỏi bức ảnh gốc sau khi không còn "được lòng" Stalin.

Benito Mussolini, năm 1942

Ảnh anh hùng Mussolini có bàn tay can thiệp của Photoshop.
Ảnh anh hùng Mussolini có bàn tay can thiệp của Photoshop.
Ảnh gốc
Ảnh gốc
Để tạo ra một bức chân dung có vẻ anh hùng hơn về bản thân, Benito Mussolini đã ra lệnh "xóa" người giữ ngựa khỏi ảnh gốc.

Đội tuyển khúc côn cầu Mỹ, năm 1960

Mô tả ảnh.
 
Năm 1960, đội tuyển khúc côn cầu Mỹ đã đánh bại đội tuyển Liên Xô và Czechoslovakia để giành tấm huy chương vàng Olympic đầu tiên trong môn thi đấu này. Bức ảnh chụp chính thức của đội đã được chỉnh sửa để đưa thêm các gương mặt của Bill Cleary (hàng đầu, thứ ba từ bên trái), Bob Cleary (hàng giữa, bìa trái) và John Mayasich (hàng trên cùng, bìa trái).

Fidel Castro, năm 1968

Ảnh đã chỉnh sửa
Ảnh đã chỉnh sửa
Ảnh gốc
Ảnh gốc
Mùa hè năm 1968, khi Fidel Castro (phải) ủng hộ sự can thiệp của Liên Xô ở Czechoslovakia, Carlos Franqui (giữa) đã cắt đứt quan hệ với chính quyền Cuba và rời bỏ đất nước đi sống lưu vong ở Italia. Hình ảnh ông đã bị loại khỏi các bức ảnh.

Thủ tướng Đức, tháng 9/1971

Ảnh đăng tải trên báo Liên Xô.
Ảnh đăng tải trên báo Liên Xô.
Ảnh gốc xuất hiện trên các tờ báo ở Tây Đức.
Ảnh gốc xuất hiện trên các tờ báo ở Tây Đức.
Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt (bìa trái) gặp Leonid Brezhnev - Bí thư thứ nhất đảng Cộng sản ở Đông Đức (bìa phải). Cả hai đã hút thuốc, uống rượu trong bầu không khí được ghi nhận là thân mật và họ đã bị say. Báo chí Tây Đức cho đăng tải một bức ảnh chụp cả các chai rượu sâm panh trên bàn. Tuy nhiên, truyền thông Xô viết đã cho "tẩy xóa" chúng khỏi bức ảnh gốc.

Oprah Winfrey, tháng 8/1989

’Ảnh
Ảnh Winfrey bị "phù phép" (trái) và ảnh gốc.
Trang bìa của tạp chí TV Guide trưng bức hình này của người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey. Đây là sản phẩm kết hợp giữa đầu của Winfrey gắn trên thân hình của nữ diễn viên Ann-Margret được chụp từ năm 1979. Bức ảnh trang bìa đã được tạo ra mà không có sự cho phép của Winfrey hay Ann-Margret. Nhà thiết kế thời trang của Ann-Margret đã phát hiện ra sự giả mạo nhờ nhận ra chiếc váy trứ danh.

Tanya Harding và Nancy Kerrigan, tháng 2/1994

 
Ảnh kết hợp nhờ kỹ thuật Photoshop giữa hai vận động viên trượt băng nghệ thuật dự thi Olympic Mỹ Tanya Harding và Nancy Kerrigan xuất hiện trên trang bìa tờ New York Newsday.  Bức ảnh cho thấy hai đối thủ đang luyện tập cùng nhau không lâu sau một vụ tấn công Kerrigan do một người bạn của chồng Harding gây ra. Đoạn chú thích cho bức ảnh viết; "Tonya Harding, trái, và Nancy Kerrigan xuất hiện và trượt băng cùng nhau trong bức ảnh minh họa kết hợp này của New York Newsday. Ngày mai, họ sẽ thực sự ở trên sân trượt băng cùng nhau".

Vụ tấn công khủng bố tại ngôi đền Hatshepsut, Ai Cập tháng 11/1997

Ảnh có sự can thiệp của Photoshop (trái) và ảnh gốc.
Ảnh có sự can thiệp của Photoshop (trái) và ảnh gốc.
Sau khi 58 du khách thiệt mạng trong một vụ tấn công khủng bố tại ngôi đền Hatshepsut ở Luxor, Ai Cập, tờ báo lá cải Blick của Thuỵ Sỹ đã dùng Photoshop để biến một vũng nước trông giống như máu đang chảy xuống từ ngôi đền.

Đại học Wisconsin, tháng 9/2000

Ảnh gốc (phải) và ảnh đã chỉnh sửa.
Ảnh gốc (phải) và ảnh đã chỉnh sửa.
Hy vọng minh hoạ cho một môi trường đa sắc tộc, Đại học Wisconsin tại Madison, bang Wisconsin (Mỹ) đã chỉnh sửa một bức ảnh trên trang bìa sách quảng cáo về trường bằng cách đưa thêm một sinh viên da đen vào đám đông toàn cổ động viên bóng đá da trắng. Bức ảnh gốc chụp các cổ động viên da trắng vào năm 1993. Ảnh chàng sinh viên da đen năm cuối được đưa thêm vào được chụp năm 2004. Các quan chức Đại học Wisconsin giải thích rằng, họ đã mất cả mùa hè để tìm kiếm những bức ảnh thể hiện sự đa dạng của trường nhưng không gặp may.

Vị khách du lịch người Hungary, tháng 11/2001

Ảnh đã chỉnh sửa.
Ảnh đã chỉnh sửa.
Ảnh gốc
Ảnh gốc
Có thể sản phẩm giả mạo bằng kỹ thuật Photoshop gây sởn gai ốc nhất là bức ảnh này chụp du khách người Hungary, Péter Guzli, hình như đang đứng trên đỉnh của Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001 khi một trong những chiếc máy bay bị không tặc đang xáp tới. Bức ảnh này được phát tán sau các vụ tấn công với tuyên bố rằng nó được tìm thấy trong một máy ảnh nằm lẫn dưới đống đổ nát. Trong thực tế, Guzli đã chụp bức ảnh vào năm 1997 và chỉnh sửa để gửi nó cho bạn bè. Những người khác sau đó chỉnh sửa thêm để đặt anh vào mọi thảm hoạ từ chìm tàu Titanic tới việc người ngoài hành tinh huỷ hoại Nhà Trắng vào ngày quốc khánh.

Binh sĩ Anh ở Basra, tháng 4/2003

Ảnh trên là sản phẩm kết hợp từ hai ảnh dưới.
Ảnh trên là sản phẩm kết hợp từ hai ảnh dưới.
Bức ảnh kết hợp miêu tả một binh sĩ Anh ở Basra, đang ra dấu yêu cầu các thường dân Iraq tìm chỗ trú ẩn, đã xuất hiện trên trang bìa của tờ Los Angeles Times không lâu sau cuộc xâm lược Iraq do Mỹ cầm đầu. Brian Walski, phóng viên ảnh của tờ Los Angeles Times đồng thời là một nhà báo kỳ cựu, hoạt động 30 năm trong nghề, đã bị sa thải sau khi các biên tập viên của ông phát hiện ông đã kết hợp hai bức ảnh chụp của mình để "cải thiện" thành bức ảnh trang bìa.

George W. Bush, tháng 3/2004

Ảnh đã chỉnh sửa và ảnh gốc (phải)
Ảnh đã chỉnh sửa và ảnh gốc (phải)
Bức ảnh quảng bá chính trị này cho George W. Bush, khi ông còn tranh cử tổng thống, cho thấy một biển binh sĩ làm nền cho một đứa bé đang cầm quốc kỳ. Bức ảnh này đã được chỉnh sửa bằng cách cắt - dán từ bức ảnh gốc, đưa nhiều binh sĩ thế chỗ Bush ở bục diễn giả. Sau khi thừa nhận rằng bức ảnh đã bị chỉnh sửa, nhóm chiến dịch của ông Bush tuyên bố bức ảnh quảng cáo sẽ được tái chỉnh sửa và gửi lại cho các đài truyền hình.

Thủ phủ Lebanon sau một cuộc không kích của Israel, tháng 8/2006

Ảnh đã qua chỉnh sửa
Ảnh đã qua chỉnh sửa
Ảnh gốc
Ảnh gốc
Bức ảnh này của Adnan Hajj, một phóng viên ảnh người Lebanon cho thấy các đám khói đen dày đặc bốc cao trên những toà nhà ở thủ đô Lebanon sau một cuộc không kích của Israel. Hãng thông tấn Reuters ban đầu đăng tải bức ảnh này trên trang web của họ nhưng sau đó dỡ bỏ nó khi phát hiện rõ ràng rằng ảnh gốc đã bị "phù phép" để cho thấy nhiều khói đen hơn. "Hajj đã phủ nhận cố ý tìm cách xuyên tạc bức ảnh, viện lí do rằng anh ta đang cố gắng loại bỏ một số điểm mờ và đã phạm một số sai lầm do tác nghiệp trong điều kiện ánh sáng yếu. Điều này thể hiện một sự vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn của Reuters và chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận hoặc sử dụng các bức ảnh do anh ta chụp nữa", Moira Whittle, phụ trách bộ phận quan hệ công chúng của Reuters, nói. Một bức ảnh thứ hai của Hajj cũng chắc chắn đã bị chỉnh sửa.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, tháng 8/2007

’Ảnh
Ảnh ông Sarkorzy đã bị "cắt" phần mỡ thừa (trái) và ảnh gốc.
Tạp chí Pháp Paris Match đã thay đổi bức hình chụp Tổng thống nước này Nicolas Sarkozy bằng cách "xoá sạch" lớp mỡ thừa trên cơ thể ông. Tờ báo quả quyết họ chỉ cố gắng điều chỉnh ánh sáng trong bức ảnh. "Sự chỉnh sửa đã bị cường điệu hoá trong quá trình in ấn", trích lý giải của tạp chí Paris Match.

Cuộc thử nghiệm tên lửa (thất bại) của Iran, tháng 7/2008

Ảnh đã chỉnh sửa.
Ảnh đã chỉnh sửa.
Ảnh gốc với một quả tên lửa (thứ hai từ trái sang) vẫn nằm trên bệ phóng dưới mặt đất.
Ảnh gốc với một quả tên lửa (thứ hai từ phải sang) vẫn nằm trên bệ phóng dưới mặt đất.
Bức ảnh chụp vụ thử nghiệm tên lửa này của Iran đã xuất hiện trên trang nhất nhiều tờ báo lớn. Nó được lấy lại từ website của hãng thông tấn Sepah News, cơ quan truyền thông của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Sau khi bức ảnh được đăng tải, người ta phát hiện ra rằng tên lửa thứ hai từ bên phải đã được thêm vào bằng kỹ thuật Photoshop nhằm che giấu một tên lửa vẫn nằm trên bệ phóng dưới mặt đất.

  • Thanh Bình (Theo Shoutwire, Chillout) 

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,