Người Trung Quốc hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh của lao động ngoại quốc giá rẻ đang ồ ạt tràn vào các tỉnh miền nam như Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây. Lực lượng này đang chộp lấy những công việc vốn dành cho đội quân lao động Trung Quốc.
Tin bài mới |
---|
Lao động châu Phi tại Trung Quốc (Ảnh Reuters) |
Cạnh tranh khốc liệt
Vài tháng sau khi được tạp chí Time trao danh hiệu "Nhân vật của năm", lao động di cư Trung Quốc phải đối mặt với sự canh tranh kinh khủng về việc làm.
Đói hơn, dẻo dai hơn và thậm chí là rẻ hơn lao động Trung Quốc nhiều, công nhân ngoại quốc đang khiến lao động sở tại "run sợ".
Những lao động ngoại quốc, chủ yếu tới từ Việt Nam, Sri Lanka và Philippines, vào Trung Quốc qua biên giới phía Nam và khiến người lao động sở tại phải chịu chung "nỗi đau" với những quốc gia phát triển, từng trải qua những khó chịu do lao động Trung Quốc gây ra.
Họ sẵn sàng làm những việc nhỏ nhất, từ cọ rửa nhà vệ sinh tới trông trẻ, làm ruộng và lao động nặng nhọc với mức lương rất thấp mà chính người Trung Quốc cũng thấy khó đủ để sống.
Siêu chăm chỉ, siêu bền bỉ
"Đó là những người siêu chăm chỉ, siêu bền bỉ", Liu Yuanqing, 24 tuổi, làm việc tại một nhà máy điện ở Quảng Châu cho biết. "Nếu không phải vì phần lớn số lao động này không nói được tiếng phổ thông hay không có kỹ năng, thì họ đã dễ dàng thay thế tôi".
Hiện, có thêm nhiều công ty ở trung tâm sản xuất duyên hải như thành phố Dongguan ở Quảng Đông thuê lao động nước ngoài vì công nhân Trung Quốc trở về làng quê của mình, nơi có nhiều cơ hội làm việc.
Mr Lu Yimin, quản lý tiếp thị một công ty đồ chơi lớn ở Dongguan nói, công ty của ông không thuê lao động nước ngoài vào thời điểm này nhưng có thể làm như vậy trong tương lai. "Chi phí là vấn đề đáng quan tâm vì chúng tôi không thể tăng lương quá nhiều để giữ chân lao động Trung Quốc".
TIN LIÊN QUAN |
---|
Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, những cách đối xử như vậy trong những ngành làm không đòi hỏi kỹ năng sẽ tăng lên. "Trung Quốc thường cung cấp lao động giá rẻ cho các nước khác và tới giờ phải thuê lao động nước ngoài giá rẻ hơn", ông Chen Tiejun thuộc Học viện Khoa học Xã hội Vân Nam nhận xét.
Nhu cầu về lao động ngoại quốc giá rẻ tăng mạnh tới mức hoạt động buôn người cũng phát triển mạnh. Người nhập cư trái phép lén lút thâm nhập Dongxing, một thành phố cảng nằm tại biên giới Trung Quốc với Việt Nam, bằng xe buýt hoặc đi bộ. Cảnh sát Quảng Tây cho biết, đã bắt giữ 1.820 người nhập cư trái phép, ngăn chặn 4.839 người và trục xuát 2.218 người kể từ năm ngoái.
Sẵn sàng hứng chịu rủi ro
Với những ai đã vào Trung Quốc, thành phố Chongzou, tỉnh Quảng Tây, chia sẻ đường biên giới dài 553 km với Việt Nam và có ngành công nghiệp du lịch phát triển, là một địa điểm được ưa chuộng để ở và kiếm sống. Ít nhất 10.000 người đã định cư ở đây, Trung Quốc Nhật báo trích lời ông Mo Shaoren, phó ban an sinh xã hội và nguồn nhân lực Chongzuo nói.
Một điểm đến được ưa chuộng nữa là Thâm Quyến, nơi người di cư có thể kiếm được 3.000 NDT/tháng khi làm giúp việc, nhật báo Special Zone của thành phố này đưa tin. Tháng trước, báo cho biết, 11 cô giúp việc người Philippines bị bắt vì làm việc bất hợp pháp.
Bất chấp các nguy cơ, nhiều thanh niên từ các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi vẫn ào ạt tới Trung Quốc để kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình. Lương của họ dù chỉ bằng một phần những gì lao động Trung Quốc nhận được nhưng nó vẫn còn hơn những gì họ kiếm được tại nước mình.
Các công ty thuê lao động di cư trái phép sẽ bị phạt 50.000 NDT/người nhưng một số vẫn chấp nhận rủi ro để thuê lao động nước ngoài vì giá của họ rẻ hơn rất nhiều. Những công nhân này không đòi hỏi quyền lợi lao động hay phúc lợi vì họ ở đây bất hợp pháp, chủ một nhà máy nói. "Họ không gây khó dễ cho chúng tôi dù không được đối đãi tốt".
-
Hoài Linh (Theo ST, MI)