Hàng chục người mất mạng. Hơn 400 người bị thương. Ngày 7/4 là ngày đổi dòng lịch sử ở Kyrgyzstan, quốc gia nhỏ bé vùng Trung Á.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Bishkek. (Ảnh: THX) |
Hàng chục nghìn người ủng hộ phe đối lập ở
Các nhà chức trách cho biết, hơn 70 người đã thiệt mạng và khoảng 400 người khác bị thương.
Các thành viên thuộc phe đối lập ở Kyrgyzstan tuyên bố, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bất ổn khắp nơi là vụ chính phủ bắt giữ Bolotbek Sherniazov, phó chủ tịch phong trào Ata-jurt (Tổ quốc) đối lập. Vào chiều ngày 6/4, khoảng 1.500 người biểu tình đã tiến vào bao vây và chiếm cứ tòa nhà chính quyền bang Talas, bắt thống đốc làm con tin và đòi trả tự do cho Sherniazov.
Chính phủ Kyrgyzstan ngay lập tức điều động một số lượng lớn cảnh sát tới đẩy lui đám đông biểu tình ra khỏi các toà nhà chính phủ, trả tự do cho con tin.
Thủ tướng Daniyar Usenov cho biết hôm 8/4 rằng 85 sĩ quan cảnh sát đã bị thương trong vụ bạo loạn ở Talas. Trong khi đó, 15 người khác vẫn mất tích.
Trước đó, phe đối lập dự định tổ chức một "cuộc họp của nhân dân" khắp cả nước nhưng ý kiến này không được chính phủ chấp thuận. Các nhà chức trách Kyrgyzstan cảnh báo, nếu phe đối lập nhất quyết làm điều trái với hiến pháp và vượt lên trên luật pháp, các cơ quan an ninh sẽ phải áp dụng các biện pháp cứng rắn chống lại họ.
Vào sáng ngày 7/4, những người ủng hộ phe đối lập đã nhất loạt tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn gần các tòa nhà chính phủ ở nhiều tỉnh thành. Riêng tại thủ đô Bishkek, hàng nghìn người đã phá vỡ hàng rào an ninh do cảnh sát lập nên ở ngoại ô và kéo tới bao vây Dinh Tổng thống. Họ đòi Tổng thống Kurmanbek Bakiyev cùng Thủ tướng Usenov ra ngoài và đối thoại trực tiếp.
Sau khi yêu cầu bị từ chối, đoàn người biểu tình liền ập vào tòa nhà và đụng độ với cảnh sát.
Trong khi đó, ở Talas, Narynskaya, Chu và nhiều thành phố khác, người biểu tình tấn công và chiếm giữ các tòa nhà chính quyền địa phương.
Ở Naryn, thủ phủ bang Narynskaya, những người ủng hộ phe đối lập còn lật đổ thống đốc, ném tài liệu ra khỏi cửa sổ văn phòng ông này. Azimbek Beknazarov, nguyên là Bộ trưởng Tư pháp và hiện là một thành viên trong ban lãnh đạo phe đối lập, tuyên bố ở Naryn rằng mục tiêu sau chót của phe đối lập là lật đổ chính phủ.
Đến chiều 7/4, tín hiệu từ kênh 1 và kênh 5 của Đài Truyền hình quốc gia bị gián đoạn. Các kênh này sau đó tắt hoàn toàn.
Các thông tin tiếp sau khẳng định, trụ sở của đài truyền hình quốc gia đã bị người biểu tình chiếm giữ. Bên cạnh đó, một nhân viên Sân bay quốc tế Manas ở Bishkek cho hay, sân bay đã tạm thời đóng cửa từ đêm 7/4 đến sáng hôm sau và tất cả các chuyến bay đều bị huỷ.
Do tình hình căng thẳng ở Bishkek , các quốc gia láng giềng Kazakhstan và Tajikistan đã phải tăng cường an ninh dọc các đường biên giới với Kyrgyzstan.
Đêm 7/4 ở Bishkek, các tòa nhà Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp bị phóng hỏa. Liên tiếp có tiếng súng vang lên từ trung tâm thành phố. Sau đó, một số lượng lớn người biểu tình đột kích tòa nhà Quốc hội và cướp phá đồ đạc bên trong.
Ngay khi tin tức loan đi, hầu hết các lãnh đạo phe đối lập bị chính phủ bắt giữ trước đó được phóng thích. Phe đối lập tuyên bố thành lập chính phủ mới, được dẫn dắt bởi cựu Ngoại trưởng Roza Otunbayeva, chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội.
Tổng thống Kurmanbek Bakiyev, lên nắm quyền trong một cuộc nổi dậy tương tự cách đây 5 năm, được cho là đã lên máy bay rời thủ đô tới thành phố Osh ở phía nam. Theo thống đốc bang Jalalabad, Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã từ chức.
Giới phân tích cho rằng, kể từ khi giành được quyền lực thông qua một "cuộc cách mạng màu sắc", chính phủ hiện nay ở Kyrgyzstan không thể giải quyết được các vấn đề về kinh tế. Tình trạng tham nhũng lan tràn và nạn ưu tiên con em cháu cha đã khiến nỗi bất bình trong dân chúng ngày càng gia tăng.
-
Thanh Hảo (Tổng hợp từ THX, BBC)