Điều đầu tiên dễ nhận thấy ở vùng sâu trong nội địa Brazil là cái nóng như thiêu như đốt, khiến cho những ai đặt chân tới đó chỉ chăm chăm nghĩ đến nước uống. Thế nhưng, những người cao bồi ở địa phương lại có một nỗi lo khác: cây gai.
TIN BÀI MỚI
Cuộc sống của cao bồi ở Brazil: Chỉ toàn nhọc nhằn, không còn lãng mạn. (Ảnh: BBC)
Được biết đến với cái tên caatinga, đây là một loại cỏ rất tốt cho bò và dê nhưng lại là "khắc tinh" đối với quần áo và da người.
Vì vậy, đối với những ai không thể phá bỏ được "chiếc vòng kim cô" này, họ đành phải mặc quần áo da kín mít từ đầu tới chân. Họ biết rằng thà chịu nóng còn hơn là bị gai đâm vào người.
Tiểu chủ Eduardo Araujo và người làm công Antonio đang trong mùa săn tìm dê. Cũng giống như nhiều nông dân địa phương, họ để mặc đàn gia súc của mình tự do gặm cỏ trên đất nhà hàng xóm (caatinga mọc dường như vô tận).
Nhưng khi đàn gia súc cần được gom lại, "người da" lập tức được xuất hiện. Hai người đàn ông xỏ giày, mặc quần dài, khoác áo gi-lê, áo choàng và đội mũ rồi lên đường.
Những chú ngựa của họ, vì lý do nào đó, vẫn nhẹ bước như không trước sức nặng của chủ, chưa kể bộ yên cương nặng trĩu chúng khoác trên mình. Một giờ sau đó, đàn dê đã được nhốt lại.
"Với tôi, đây là môn thể thao ưa thích nhất", Araujo nói. "Thật tuyệt khi làm việc với đàn gia súc, cho chúng ăn, cho chúng uống thuốc, để cảm thấy rằng chúng phụ thuộc vào con người như chúng ta cần dựa vào chúng vậy".
Hết rồi thời lãng mạn
Đây là hình ảnh của một cao bồi vùng đông bắc: anh hùng của vùng cao, lánh mình khỏi những ồn ã của nơi đô thành ven biển để chinh phục vùng đất cằn cỗi nằm sâu trong nội địa. Đó là cuộc sống được Giáo hội Thiên chúa ca ngợi thông qua lễ Mass của Những người Cao bồi hàng hăm. Cuộc sống ấy cũng được các nhà chức trách địa phương tôn vinh.
Cuộc sống của cao bồi cũng in sâu vào ý thức dân tộc của người Brazil thông qua các áng thơ văn và nghệ thuật ca ngợi sự dũng cảm của những người chăn bò dưới cái nắng đổ lửa và nét đẹp vùng cao.
Tuy nhiên, cuộc sống của cao bồi ngày nay không lãng mạn như vậy. "Cuộc sống quá cực nhọc", J Borges, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời nay ở Brazil, thốt lên. "Tôi thích miền đông bắc như ngày nay. Dân chủ hơn nhiều".
Cao bồi Eduardo không thể sống chỉ dựa vào nguồn thu nhập truyền thống của mình. (Ảnh: BBC)
Thu nhập ngoài
Tại một chợ gia súc ở thị trấn Serra Talhada, người chăn bò Genesio Valeriano nhất trí với lời nhận xét của ông Borges.
"Khi chúng tôi còn bé, chúng tôi không có điện cũng chẳng có quạt. Mọi việc đều phải làm bằng tay", Borges nói, giải thích tại sao 8 trong số 9 anh chị em ruột trong gia đình anh phải di cư vào nam, tới Sao Paulo sinh sống. Ngày nay, những người di cư này chỉ xem vùng cao nguyên quê hương đơn giản là nơi để cưỡi ngựa.
Nhưng đối với Valeriano, vùng đất này còn có nhiều hơn thế. "Giờ đây chúng tôi có máy móc, chúng tôi có điện. Cuộc sống đã khá hơn nhiều. Vất vả cực nhọc thật đấy nhưng nếu quen rồi thì lại thấy thích".
Vì cuộc sống khắc nghiệt, những người chăn bò tìm ra cách xoay xở của riêng họ. Eduardo Araujo là một tiêu biểu. Anh làm việc trên mảnh đất thừa kế từ cụ nội, nhưng anh kết hợp làm một số việc khác ở thị trấn Lagoa Grande liền kề.
"Chỉ nuôi gia súc thôi thì không đủ. Thu nhập ít lắm. Vì vậy, tôi giúp vợ một tay ở cửa hàng quần áo, làm vài việc vặt và lái xe buýt", Eduardo kể. Anh còn tiết lộ mình đã học nghề y tá sau khi chăm sóc người cha già ốm yếu. Vậy làm thế nào mà anh chàng cao bồi này có thể kham được lắm việc thế?
"Phải có mẹo", Eduardo nói.
Đây là cách nói bóng gió vấn đề của vùng cao nguyên này: vì tất cả sự kiên nhẫn của cao bồi, Brazil có nhiều lĩnh vực hữu ích hơn. Không thiếu đất ở vùng cao nguyên - vì vậy, giữa những lùm cây gai, những kẻ buôn thuốc phiện vẫn còn chỗ trống để tạo ra một vùng rộng lớn trồng cần sa.
Rafael Fernandes, người phụ trách về nông nghiệp ở Serra Talhada, khẳng định: "Bạn không thể để mặc một nơi như thế này biến thành sa mạc".
Trong văn phòng của ông Fernandes, cũng như trên khắp cao nguyên Brazil, người ta đang lập kế hoạch để đảm bảo rằng nghề chăn bò ở vùng đông bắc không bị "xóa sổ".
Niềm hy vọng gần đây nhất nhắc nhiều người nhớ đến thành công của quá khứ: bông và đường sắt.
Fernandes nhớ lại thời ông còn nhỏ chứng kiến hàng chục chiếc xe tải chở bông xuất phát từ địa phương. Quan chức này vọng nhu cầu tăng vọt về nhiên liệu sinh học sẽ làm hồi sinh ngành sản xuất bông ở Serra Talhada, mang thêm thu nhập cho những người chăn bò.
Chính phủ Brazil cũng có kế hoạch xây lại một tuyến tàu đông bắc, cung cấp dịch vụ giao thông giá rẻ nối với miền biển.
Nhưng đối với ông Fernandes cũng như nhiều người khác, vẫn còn đó những hình ảnh héo mòn của các vùng cao nguyên sâu trong nội địa Brazil.
- Thanh Hảo (Theo BBC)