Từ ngày 27 tháng 4 tới nay, ở Trường Ninh, Tứ Xuyên, Trung Quốc đột nhiên xuất hiện 28 “hố trời” kỳ lạ.
“Hố trời” xuất hiện
Những “hố trời” có đường kính tới 60m. Nguồn Xinhuanet |
Tính tới thời điểm này, mặc dù số lượng các hố sụt này không tăng nhưng diện tích sạt lở ngày càng lớn. Những hố có đường kính lớn nhất lên tới 40m - 60m. Có tới 313 người phải di dời trong vụ sụt lở nghiêm trọng này.
Sau khi tham gia khảo sát hiện trường, Ông Liu - chuyên gia địa chất - cho biết, qua phân tích bước đầu của các chuyên gia thuộc các cơ quan hữu quan của tỉnh, vụ sạt lở này chủ yếu hình thành những hố sụt dưới dạng những hang đất thuộc vùng đá vôi lấp kín, phát sinh trong quá trình đá vôi ăn mòn các thung lũng hình thành vùng đá vôi mới thuộc hệ thống Pecmi.
Những hố sạt lở lớn có đường kính khoảng 60 m, sâu tới 30 m. Trong khi đó những hố nhỏ nhất cũng có đường kính tới 1 m, sâu 0,5 m.
Khu vực xuất hiện các hố đá vôi phân bố ở phía Đông Tây khoảng 1600 m, phía Nam Bắc khoảng 300 m – 500 m, tổng diện tích trên dưới 0,6 km2.
Tính tới thời điểm này đã có 313 người và 105 hộ gia đình phải di dời.
Các chuyên gia địa chất vào cuộc
Các chuyên gia của Sở Tài nguyên địa chất tỉnh Tứ Xuyên đã tới hiện trường để khảo sát. Một chuyên gia đã cho biết hiện nay họ đang tiến hành nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các “hố trời” này.
Trạm trưởng trạm giám sát Cục Địa chất thành phố Nghi Tân - kĩ sư địa chất Vương Ủng Quân cho biết, các hố sạt lở này thuộc địa mạo của vùng đá vôi. Kết cấu địa chất đặc biệt này khiến cho các địa hình vùng đá vôi của các dạng địa chất khác phát triển. Khi hạn hán lâu ngày, lượng nước trong đất bị giảm quá nhiều đều có thể hình thành các “hố trời” như vậy. Ông còn cho hay, kết cấu địa chất của “hố trời” xuất hiện ở Ngũ Cách, Giang An vào năm 2008 giống với những động ngầm dưới đất. Qua điều tra, những “hố trời’ ở Giang An hình thành do việc bơm hút nước gây ra tạo thành hiện tượng“mực nước dưới mặt đất giảm xuống một cách nhanh chóng”.
Sự biến mất kỳ lạ của những viên gạch
Theo lời của ông Trương Tiểu Hồng, người đã từng làm việc tại mỏ than cho hay, những “hố trời” trên núi đều được gọi là “đỉnh sét đánh”. Trước đây, có một mỏ than lớn được khai thác nhưng đã bị dừng lại. Cửa vào mỏ than cách các “hố trời” khoảng 80 m.
Cửa mỏ than đã ngừng khai thác.Nguồn ảnh: Xinhuanet |
Ông Trương cho hay, do ngừng khai thác nên các cửa hầm cũng được niêm phong lại. Sau khi các “hố trời” xuất hiện, các viên gạch để bít miệng hầm bị hút sạch vào mạch than một cách kỳ lạ. Gió thổi qua thổi lại khiến cửa hầm trở nên sạch sẽ giống như có bàn tay ai đó thường xuyên quét dọn.
“Tôi cho rằng phần dưới của các “hố trời” có liên quan tới các mạch than trước đây. Như vậy mới có thể sinh ra một luồng khí lớn như vậy để cuốn sạch những viên gạch bít miệng hầm. Tôi tận mắt nhìn thấy, khi mỏ than dừng khai thác, miệng hầm nằm trên cùng một đường thẳng với các “hố trời””, ông Trương nói thêm.
Dân làng cho biết, mỏ than lớn này thuộc sở hữu của làng, một số người dân cũng tham gia đóng góp cổ phần. Bắt đầu từ năm 1993, mỗi năm sản xuất gần 20.000 tấn than. Đến năm 2003 thì ngừng hoạt động. Trưởng làng Phan Tiểu Dũng cho hay, ngoài việc khai thác than, trước đây không ai muốn nhắc tới việc liệu vị trí của các “hố trời” có liên quan tới hướng khai thác mạch than hay không.
Sự cố nước tràn tại mỏ than
Ngày 25 tháng 4, tại mỏ than Hồng Vệ cách các “hố trời” khoảng 15 phút đi ô tô, đã xảy ta sự cố nước tràn. Người dân trong làng cho rằng sự kiện này có liện qua tới việc hình thành các “hố trời”. Ông Biên Á Quân, phụ trách hành chính công ty than Hồng Vệ, đã xác nhận thông tin có hiện tượng nước tràn tại mỏ than mà công ty đang khai thác.
"Nếu như các chuyên gia địa chất của tỉnh khẳng định rằng việc khai thác mỏ than có liên quan tới các “hố trời” thì doanh nghiệp chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm", ông Biên nói.
Được biết, mỗi năm công ty Hồng Vệ khai thác tới 300.000 tấn than tại mỏ than này.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ lạ này hiện vẫn đang được các chuyên gia địa chất nghiên cứu.
-
Sầm Hoa (theo Xinhuanet)