Mọi người thường nói rằng tiền không mua được hạnh phúc. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây của trường Woodrow Wilson thuộc Đại học Princeton thì phần nào đó là có thể - với khoảng 75.000 USD mỗi năm.
TIN BÀI NỔI BẬT |
|
---|---|
(Ảnh: Corbis)
Nếu thu nhập của một người thấp hơn con số đó, anh hoặc chị ta có thể cảm thấy kém vui hơn. Nhưng nếu có kiếm hơn thế thì họ cũng không cảm thấy hạnh phúc thêm.
Trước khi thu nhập của mọi người được tăng lên 75.000 USD/năm, nghiên cứu trên chỉ ra rằng, thực chất là có hai kiểu hạnh phúc. Tâm trạng của bạn thường thay đổi theo ngày: căng thẳng, buồn hoặc cảm thấy thư thái. Còn khi đã thỏa mãn hơn, bạn cảm thấy được cách cuộc sống của mình đang diễn ra.
Có một mức thu nhập trên 75.000 USD dường như không có một tác động nhiều lắm. Nói theo cách khác, họ cảm thấy rõ hơn về cuộc sống của mình nhưng không thích thú hơn hay vui vẻ hơn.
Nghiên cứu trên được thực hiện bởi nhà kinh tế học Angus Deaton và nhà tâm lý học Daniel Kahneman, người đã đoạt một giải Nobel Hòa bình về Kinh tế. Nghiên cứu này phân tích phản ứng của 450.000 người Mỹ được Gallup và Healthways khảo sát ý kiến trong năm 2008 và 2009. Những người tham gia được hỏi họ cảm thấy như thế nào về ngày hôm qua và liệu họ đang có một cuộc sống tốt nhất có thể không? Họ cũng được hỏi về mức thu nhập của mình.
Các tác giả phát hiện ra rằng, đa số người Mỹ - 85% - cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày mà không màng đến thu nhập hàng năm của mình. Khoảng 40% người trả lời nói họ cảm thấy căng thẳng và 24% bày tỏ sự buồn bã. Nhưng hầu hết mọi người thỏa mãn với cuộc sống của mình.
Vậy thì khoản thu nhập 75.000 USD đóng vai trò như thế nào? Các nhà nghiên cứu phát hiện, mức thu nhập thấp hơn tự bản thân nó không gây ra buồn chán mà khiến người ta cảm thấy dễ đầu hàng hơn trước những vấn đề mà họ đối mặt. Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy, trong số những người bị hen suyễn, 41% số người thu nhập thấp nói họ không vui trong khi con số này ở nhóm thu nhập khá hơn chỉ là 22%.
Như vậy, rõ ràng là có tiền sẽ đưa bạn thoát khỏi nghịch cảnh. Và ở mức thu nhập 75.000 USD, tác động sẽ biến mất. Đối với những người kiếm được bằng từng đó hoặc hơn, tính khí và hoàn cảnh sống nghiêng sang cảm xúc hơn là tiền.
Nghiên cứu không chỉ rõ tại sao 75.000 USD lại là điểm chuẩn, nhưng "dường như đó là một con số hợp lý mà những người đạt được sẽ không còn coi tiền là một vấn đề nữa. Ở mức đó, người ta có thể có đủ tiền chi tiêu, làm những việc mà họ cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như đi chơi với bạn bè.
Nhưng thực tế, sự đánh giá của con người có liên quan rất nhiều đến thu nhập của họ. Họ càng kiếm ra nhiều, họ càng cảm thấy cuộc sống tuyệt hơn.
Khảo sát yêu cầu những người tham gia đặt mình vào một nấc thang thỏa mãn cuộc sống, với nấc thứ nhất chỉ cuộc sống diễn ra không suôn sẻ và nấc thứ 10 chỉ cuộc sống không thể tuyệt vời hơn. Kết quả là những người có thu nhập cao thì chọn nấc thang cao hơn.
"Điều quan trọng là, số phần trăm tăng theo thu nhập có cùng ảnh hưởng đối với cách đánh giá của mọi người, cả giàu lẫn nghèo", các tác giả viết. Vì vậy, cứ tăng 10% thu nhập hàng năm thì người ta lại leo thêm cùng số nấc thang thỏa mãn, dù họ kiếm được 20.000 USD hay 100.000 USD. "
Thu nhập cao không mang lại cho bạn hạnh phúc, nhưng nó mang lại cho bạn một cuộc sống mà bạn nghĩ là tốt hơn", các tác giả kết luận.
Và không ngạc nhiên khi các cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Người Mỹ thì có nhiều kiểu: đứng thứ 5 về hạnh phúc, thứ 33 về tươi cười và đứng thứ 10 về thích thú. Đồng thời, theo nghiên cứu, họ cũng xếp thứ 89 về lo lắng, 69 về buồn chán và thứ 5 về căng thẳng trong tổng số 151 quốc gia.
Nhưng có lẽ, bởi vì sự giàu có chung ở đất nước này, họ nằm trong số 10 nước có toàn thể người dân cảm thấy cuộc sống của họ ổn thỏa, xếp sau những người lạc quan vui vẻ như ở Canada, New Zealand và khối Bắc Âu.
- Thanh Hảo (Theo TIME)